QuocHung's Blog

29 thg 12, 2010

Chủ động bội chi ngân sách

Trong các ngày 28 và 29/12/2010, Ủy Ban kinh tế của Quốc hội và Viện khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo “Tái đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam”.

Chính phủ Việt Nam chi quá nhiều so với quy mô của nền kinh tế. Các số liệu dưới đây là từ các báo cáo trong hội thảo ấy.

27 thg 12, 2010

Chịu. Không biết!

Đồng nghiệp của chúng tôi kể rằng khi trò chuyện với một quan chức Bộ Tài chính về vấn đề “thu nhập không theo kịp thuế”, anh đã nêu vấn đề: Mức giảm trừ 4 triệu đồng/tháng cho bản thân và khấu trừ 1,6 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc là không còn phù hợp với thực tế hiện nay.

Vị quan chức Bộ Tài chính đã hỏi ngược lại thế này: Thế thì anh giải thích cho biết tại sao lương cơ bản của một viên chức nhà nước chỉ có 800.000 đồng/tháng nhưng mọi người vẫn chen nhau nộp đơn xin việc? Anh bạn đồng nghiệp đành gãi đầu trả lời: Chịu. Không biết!

NHỚ BA

Còn vài ngày nữa là đến giỗ Ba lần thứ chín. Chín năm là dài nhưng trong kí ức hiện lại, con bỗng thấy như mới ngày nào vậy. Con nhớ Ba nhiều lắm Ba ơi!

24 thg 12, 2010

Về hai người Cô phương xa

Tiếng chuông điện thoại reo vang trong đêm vắng.

- A lô, tôi nghe !

- Khên đó hả, Sới Câu (cô Út) ở Pháp nè, con nhận ra chưa?

- Dạ! Con nhận biết rồi Sới Câu ơi!

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

21 thg 12, 2010

VỐN ĐẦU TƯ

“Vốn đầu tư” là một từ được dùng rất phổ biến trong đời sống hiện nay. Tuy vậy, có sự nhầm lẫn trong việc dùng từ “vốn đầu tư”.Một từ có nghiều nghĩa là chuyện rất bình thường. Nghĩa cụ thể của từ được xác định qua ngữ cảnh của từ. Từ “vốn đầu tư” cũng vậy.
 

15 thg 12, 2010

Ba HLV hàng đầu Việt Nam ký đơn phản đối K+ độc quyền

Dân Việt - Ngày 14-12, ba HLV hàng đầu của bóng đá Việt Nam gồm ông Mai Đức Chung, Lê Thụy Hải và Vương Tiến Dũng đã ký vào lá đơn của Hội CĐV Việt Nam phản đối K+ độc quyền.

“Tôi đứng về phía cổ động viên Việt Nam và phản đối sự độc quyền của kênh truyền hình K+”, HLV từng giành hai HCV SEA Games với bóng đá nữ, nguyên HLV trưởng đội tuyển U22 quốc gia Mai Đức Chung nói mạnh mẽ.

13 thg 12, 2010

Không phải lời khen!

Tại cuộc hội thảo của Cục Xúc tiến thương mại tổ chức hôm 10-12, ông Matthias Duhn, Giám đốc Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) có lời nhận xét rằng giá nhân công lao động Việt Nam “rẻ hàng đầu châu Á”.

Ý kiến của người đại diện cho các chủ sử dụng lao động Âu châu này được minh chứng bằng số liệu: giá nhân công lao động của Việt Nam hiện tương đương gần 49 USD/tháng, chỉ cao hơn giá nhân công Campuchia (47,36 USD/tháng)! Cùng với số liệu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ước tính ngót 10 tỷ USD trong năm 2010, lời nói của chủ tịch Eurocham xem như một... lời khen về một “miền đất hứa” cho các nhà đầu tư ngoại.

Chắc không có sự PR nào hiệu quả hơn ý kiến đó!

10 thg 12, 2010

Phát sóng độc quyền

Đào Tuấn: Trả tiền để được quyền yêu nước.

Hội CĐV Việt Nam đã chính thức có thư ngỏ gửi Thủ tướng bày tỏ sự phản đối việc kênh truyền hình K+ phát sóng độc quyền. Và quyết tâm này được thể hiện bằng con số: 1 triệu chữ ký vào bản kiến nghị. Như vậy là sau khi việc độc quyền của K+ được đại biểu QH Dương Trung Quốc gửi văn bản chất vấn trên diễn đàn quốc hội thì đây là lần đầu tiên một tập thể đứng đơn phản đối. Việc Hội CĐV Việt Nam định thu thập bằng cách cử các tình nguyện viên đi từng địa điểm, thu thập từng chữ ký để đạt tới con số 1 triệu, cho thấy họ đang rất quyết tâm, và điều lớn hơn: Khi mà việc kinh doanh của một đơn vị, ở đây lại là một đài quốc gia hoạt động bằng tiền thuế của dân chúng, bị phản đối dữ dội đến như vậy thì có nghĩa là cơ quan chức năng cần phải xem xét một cách nghiêm túc vấn đề.

1 thg 12, 2010

Bé Nhã hỏi trên facebook?

Cau oi, hom nay Sinh nhat cua cau ah? Ngay dung ngay "the gioi phong chong HIV/AIDS" va sinh nhat Ut Hue luon ah?

Chuc cau SN vui ve nhe! Them 1 tuoi moi, nhieu suc khoe, hanh phuc va niem vui!!!!

Thuong cau
Nha

Thơ của Phan Ngọc

29 thg 11, 2010

NHỚ MÁ

Vài năm gần đây, từ khi con học được cách làm bánh tét - món bánh Má rất thích - cứ vào ngày 20-10 ÂL tụi con lại chuẩn bị gói bánh. Năm nay cũng vậy, chế Mai đã đặt mua lá chuối từ mấy hôm trước ( vì chỗ con ở không có bán lá chuối ). Con rửa lá thật sạch, hong nắng cho lá dịu để dễ gói. Rồi ngâm đậu làm nhưng (có thêm thịt nướng,mỡ, tôm khô, nước cốt dừa thật béo...  ), nếp được trộn với nước lá dứa cho thơm và có màu xanh thật đẹp. Trưa hôm qua, mọi thứ đã chuẩn bị xong, con bắt đầu gói bánh. Bé Anh cũng muốn góp công, ngồi lúi húi buộc dây được bốn đòn bánh, thằng nhỏ thích lắm! Má biết không, chỉ có 3kg nếp mà con gói đến chiều tối mới xong. Nấu thêm sáu tiếng, vớt bánh ra treo lên cho ráo là đã 2 giờ sáng. Má thấy con có "giỏi" không? Vậy là sáng mai, chế Mai về quê đã có bánh tét út Huệ gửi về cúng giỗ Má rồi!

24 thg 11, 2010

NGÀY GIỔ MÁ

Hằng năm, cứ đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 là chúng con chuẩn bị cúng giổ Má. Má còn 7 đứa con thì có 3 đứa con – hai, ba, sáu – ( bảy học sư phạm nhưng nghỉ giữa chừng) và 3 con rể – hai, ba, bảy - là giáo viên. Má lại mất ngày 18 – 11 nhưng vì cúng theo ngày âm lịch nên xê chạy dần.

Năm nào cũng vậy, còn khoảng 2 tuần lễ mới đến ngày giổ, chúng con đã bắt đầu lo lắng gọi điện nhắc nhở nhau. Mà phải làm rình rang gì cho cam, chỉ đơn giản thôi, mấy chị em họp mặt tại nhà con để cúng tiên buổi chiều hôm trước, chuẩn bị đồ ăn, thức uống để sáng hôm sau đem xuống Phủ thờ ở nhà Ngoại cúng Má. Chỉ vậy mà cứ nằm đêm suy nghĩ nấu gì cúng Má đây? Câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu. Biết được, chắc Má mĩm cười mà không trách sao con dỡ thế? Vì Má quá rõ chúng con rồi mà. Sau cùng mấy chị em thống nhất: Má thích gì thì mình nấu món đó cúng Má vậy. Nhưng Má đâu thích gì nhiều, chỉ cá lóc nướng trui thôi, nên vẫn phải tính tiếp những món khác nữa.

18 thg 11, 2010

Ngôi trường và một góc đời.

Vào năm 1966, trường Ấp Tân Sinh Long Thạnh A-B được dựng lên, cạnh bên trái của sân vận động quận Tân Châu. Ngày ấy, sân vận động nằm kề bên một cánh đồng rộng bao la, với con đường đất dẫn vào, hai bên thưa thớt nhà dân, đa phần là nhà lá. Ðó là con đường chính dẫn vào trường.

            Trường chỉ một dãy với 6 phòng học, tường gạch, mái lợp tôn, nền xi măng cao gần một mét và cột cờ giữa sân .Nền trường phải cao như vậy để tránh ngập vào mùa nước lên. Ngày mới thành lập, trường thường được gọi là trường Sân banh để phân biệt với trường Nữ Tân Châu cạnh dinh quận. Thầy Nguyễn Công Thành, một thầy giáo lớn tuổi được bổ nhiệm về làm trưởng giáo.Trưởng giáo là người vừa quản lí vừa giảng dạy của trường sơ cấp có từ  lớp ba trở xuống.

16 thg 11, 2010

Khoa vào chung kết!

Quốc khoa đã vượt qua vòng bán kết (Chesk in) để vào chung kết trong cuộc thi "Sinh viên hàng không thanh lịch" (Touch the sky 2010) của Học viện Hàng không Việt nam (VAA - Vietnam Aviation Academy). Ngày 20/11 tới sẽ thi chung kết.

Clip bài nhạc "Ôi Quê tôi" của Lê Minh Sơn do Khoa trình bày bên cạnh bạn nữ múa minh họa: Xem ở đây!

Link xem Clip kết quả bán kết

9 thg 11, 2010

Máy tính lượng tử (TT Nano)

Máy tính lượng tử: ước mơ và hiện thực

Vật lý lượng tử được phát minh và phát triển mạnh mẽ vào nửa đầu thế kỷ 20. Đó là vật lý mô tả vận động của các đối tượng có kích thước rất nhỏ, cỡ kích thước nguyên tử và nhỏ hơn. Trong cái Thế giới lượng tử kỳ bí (NXB Trẻ, 2009) ấy, những gì quan sát được là rất khác đời thường.

Trong đời thường, lãnh địa của vật lý cổ điển, một con mèo không thể nào vừa lim dim phơi nắng trên tầng ba, lại vừa đồng thời gật gù cạnh đĩa sữa dưới tầng một. Nhưng, trong thế giới lượng tử, một electron có thể có mặt đồng thời ở nhiều nơi (với xác suất nào đó)! Máy tính về bản chất là một thiết bị xử lý thông tin. Ngoài linh kiện cấu thành, khác nhau cơ bản giữa máy tính cổ điển (đang hiện hữu) và máy tính lượng tử (ước mơ?) là ở cách thức xử lý thông tin.

8 thg 11, 2010

Vì sao lại NANO?

SGTT.VN - Nano là nói tắt đơn vị nanomét (nm), bằng một phần tỉ mét (10 – 9m). Và, khi nói “công nghệ nano” là nói về công nghệ mà đối tượng của nó (hạt, hệ, linh kiện…) có kích thước cỡ nm. Vì sao người ta lại đầu tư rất nhiều tiền của và công sức để nghiên cứu các đối tượng nhỏ bé đến như vậy? Tất nhiên là có lý do.

7 thg 11, 2010

12 Tập đoàn kinh tế NN VN

Chủ trương thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước ra đời từ năm 2005 đến nay đã năm năm trôi qua nhưng vẫn chưa có một tổng kết chính thức nào về mô hình này.

  1. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam
  2. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
  3. Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam
  4. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản
  5. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
  6. Tập đoàn Dệt- May Việt Nam
  7. Tập đoàn Điện lực Việt Nam
  8. Tập đoàn Bảo Việt
  9. Tập đoàn Viễn thông quân đội
  10. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
  11. Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam
  12. Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam

1 thg 11, 2010

Sóng điện từ của điện thoại di động có gây hại cho sức khỏe ?

Sóng điện từ của điện thoại di động, đài phát thanh truyền hình, có mặt khắp nơi. Những sóng này có gây nguy hiểm cho sức khỏe hay không ?

Nếu không có nguy hiểm, thì tại sao vừa rồi, Bộ Y tế Pháp lại ra lệnh, kể từ tháng 4 năm tới, số đo bức xạ sóng điện từ của điện thoại di động phải được dán công khai ở những cửa hiệu bán hàng và phải được thông tin trong các quảng cáo điện thoại di động.

Hiện tại, gần 2 triệu người Pháp cho biết bị « mẫn cảm sóng điện từ », với việc xuất hiện nhiều triệu chứng bệnh lý khi ở gần máy có phát sóng điện từ, như cảm giác nóng rát, mệt mỏi, buồn nôn, hồi hộp…Những triệu chứng này cũng đã được Tổ chức Y tế Thế giới chứng nhận là hiện hữu.

Tuy nhiên, đến hiện tại, hầu hết các nghiên cứu khoa học cho thấy, các loại sóng trên không phải là thủ phạm. Bằng chứng là những triệu chứng này cũng không hề thuyên giảm khi ra khỏi khu vực có sóng. Theo các nhà nghiên cứu, đây là một « bệnh tâm lý » do hiệu ứng « nacebo », một hiệu ứng bệnh lý đến từ cảm giác luôn cho rằng một cái gì đó là có hại.

30 thg 10, 2010

Đố dịch được hết bài.

Tai hại của chữ Việt không dấu.

Nếu viết không dấu, bạn đọc được trọn đoạn văn này chăng?

Chu nhat ve que do cha, “me vinh con nao con nay bang tay vay ne!”.

Roi anh cuoi ha ha: Ma biet hong, trung nguyen cai hang tre trang, ca mot thau, qua xa troi”. Xa My Phuoc, huyen Mang Thit nao co xa xoi gi, chi cach thanh pho Vinh Long, noi anh dang lam viec chua toi 1 gio chay xe, sao canh tat ca, do cha nhu the cach vai chuc nam. Toi hoi “het thay ca” lau chua ma hao hung du vay? Anh cuoi buon, nhung nep chan chim lan nay nam heo queo noi duoi mat.

28 thg 10, 2010

Về Bạch tuột tiên tri

Bạch tuộc tiên tri bị nghi chết trước chung kết World Cup

Paul được thông báo qua đời hôm thứ hai, nhưng có giả thiết cho rằng con vật tám chân này đã chết từ trước đó ba tháng. Một số nghi vấn thú vị khác về chú bạch tuộc có tài dự đoán bóng đá cũng được đặt ra.

Jiang Xiao, một nữ đạo diễn người Trung Quốc, mới nêu ra nghi vấn về cái chết của Paul khi sắp trình chiếu bộ phim có tựa đề "Ai giết bạch tuộc tiên tri?".

Jiang cho rằng nhà tiên tri đại đài ở Euro 2008 và World Cup 2010 có thể đã qua đời từ cách đây 3 tháng và khả năng này chắc chắn từ 60% đến 70%. Cụ thể, Paul chết hôm 9/7, tức đúng hai ngày trước trận chung kết World Cup 2010 giữa Hà Lan và Tây Ban Nha.

27 thg 10, 2010

Thuốc trị viêm dạ dày và diệt H. Pylori

(Post thử bằng Email)
1. Klacid Forte 500mg: Sáng 01 - Chiều 01 v (Uống lúc no)
Chỉ định: Klacid được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng do 1 hoặc nhiều vi khuẩn nhạy cảm, gồm:
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới ví vụ viêm phế quản cấp tính và mãn tính, và viêm phổi.
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên ví dụ viêm xoang và viêm họng.
Với sự hiện diện của chất ức chế axit do omeprazole, Klacid cũng được chỉ định trong điều trị diệt trừ H – pylori ở những bệnh nhân loét tá tràng.

26 thg 10, 2010

Phim "Cánh đồng bất tận"

Bài viết của nhà văn Mguyễn Quang Lập: Tôi không đứng về phe nước mắt . . .

Phim Cánh đồng bất tận bọ đi xem hai lần.
Lần  đầu cho 6/ 10 điểm. Về uống rượu với một ông nhà văn, một ông nhạc sĩ, một ông tổng biên tập, một ông nhà báo lừng danh, một ông phó tổng giám đốc ngân hàng. 
Ông nhà văn nói:” Đây là phim đáng xem nhất của điện ảnh Việt Nam trong vòng 35 năm qua.”
Ông tổng biên tập nói: “Nó khá hơn phim Vũ khúc con cò chút xíu”.
Ông nhạc sĩ nói: ” Tôi mua vé cho cả nhà đi xem, ai cũng khóc sưng mắt. Mắt tôi còn sưng đây này”.
Ông phó tổng giám đốc ngân hàng nói: ” Tôi xem phim này hai lần, lần nào cũng chẳng hiểu vì sao ngươì ta khóc cả.

Nghe đạo diễn Vũ Ngọc Đãng khóc 5 lần thì thất kinh.” 
Ông nhà báo lừng danh nói: “Xem xong phim này tôi rút ra bài học rất quan trọng: Để còn bạn còn bè tốt nhất là không nên đi xem phim”.

Bọ quyết định đi xem lần hai, lần này cho 4/ 10 điểm, đến khi gặp cái kết phim thì trừ  nốt cả bốn điểm đã cho, về viết bài:

Cảm ơn các đồng chí lưu manh. Nhưng rồi vì bạn vì bè, vì nghề vì ngỗng bọ đã ném bài ni vô sọt rác. Vì  vậy bọ trân trọng giới thiệu 2 bài viết, một của nhà văn  Hồ Trung Tú, một của nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn.

. . . Xem tiếp . . .

25 thg 10, 2010

Đất hiếm là gì ?

Gần đây, tình trạng Trung Quốc độc quyền về xuất khẩu đất hiếm và hạn chế xuất khẩu khiến nhiều nước gặp khó. Vậy đất hiếm là gì, sao lại quý thế? Việt Nam có tiềm năng về đất hiếm?

1.000 năm nữa mới hết đất hiếm
PGS.TS Nguyễn Xuân Cự, bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường Đất, ĐHTN, ĐHQGHN cho biết: đất hiếm là những nguyên tố hiếm và đặc biệt có trong lòng đất.
PGS.TS Nguyễn Khắc Vinh, Tổng hội  Địa chất Việt Nam giải thích thêm: Đất hiếm (rare earth) là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ Trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt. Trong nhóm nguyên tố đất hiếm có những nguyên tố có hàm lượng trong vỏ Trái đất còn cao hơn cả bạc và chì.

22 thg 10, 2010

Phố cũ bây giờ


Thương tặng Dạ Lý và bạn láng giềng cũ.
Nơi tôi ở ngày đó, là con phố bên vàm kinh chợ huyện . Địa danh, tên đất cũng là tên chợ, tên huyện, tên thị xã mà cứ mỗi mùa nước nổi bắt đầu lên  cao trên sông Tiền, là ngày ngày được nhắc đến nơi mục Dự báo thuỷ văn : Tân Châu.  Vâng, Tân Châu, quê tôi đó!

Hội chứng VC son già

Nghiệm tới nghiệm lui thì rõ!
Nhà Giảng và dãy nhà này đã bị bà Thủy nuốt hết rồi !
Hồi xưa, thời ông bà, rồi cha mẹ chưa có vụ hạn chế sinh đẻ, nên mọi người tha hồ sinh con.
Vì vậy nhà tui, ba má sinh con cách nhau từ 2 đến 3 năm và sinh đến 9 anh chị em! Nghe thấy phát hoảng, thời giờ đâu mà sinh đẻ, rồi chăm sóc 9 đứa ?
Lúc đó, việc sinh năm một là bình thường. Đứa lớn trông chừng đứa nhỏ cho cha mẹ làm ăn, tới buổi đi học nghiêm túc, đâu có vụ dạy thêm, học thêm tràn lan như giờ.

20 thg 10, 2010

Nghĩ về LŨ miền Trung

Đúng là cái xứ khổ trăm bề. Năm nào cũng nghe bị bảo lũ tàn phá. mà càng ngày càng dồn dập, càng nặng nề hơn. Năm sau nặng hơn năm trước.
Lúc trước thì thường nghe là bão, lâu lâu mới nghe lũ. Nhưng khoảng 5 năm gần đây thì nghe bão lũ liên miên. Chắc chắn là có liên quan đến thủy điện.
Khoa và Cúc có suy nghi sao không tổ chức cho dân tránh bão lũ? Bài sau đây cho thấy ý kiến của 2 mẹ con đã được TP Đà Nẵng làm rồi !

18 thg 10, 2010

Nguyễn Minh Nhị viết về Bô Xít

TÔI KIẾN NGHỊ

Từ khi có thông tin về khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, rồi dồn dập các ý kíến phản biện, phản đối với tất cả tâm huyết và thái độ xây dựng của những người có đại công với Tổ quốc, đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp và rất nhiều bậc trí giả đầy trách nhiệm với đất nước, đứng đầu là giáo sư Nguyễn Huệ Chi. Danh sách người kiến nghị mổi lúc dài ra. 
Tôi chưa ký vào vì nghĩ rằng có mấy ngàn chữ ký thêm nửa và thêm bao nhiêu tên tuổi lớn hơn nửa (hơn tôi) cũng không thể làm tăng thêm tính thuyết phục vốn có của sự việc mà thật lòng thì ai cũng biết. Còn nói nếu những phân tách của kiến nghị thiếu tính thuyết phục, không lay chuyển được “quyết tâm lớn” thì nó lại là ngoài tính khoa học và thái độ trách nhiệm của chủ trương.

16 thg 10, 2010

Cưới vợ thời bao cấp

Hôm qua Scan mấy tấm hình cũ, may sao gặp những hình chụp lúc đám cưới mình (1978), trắng đen còn sót lại.

Nhớ lúc đó, thời bao cấp, đâu có hình màu, Film trắng đen tìm mua cũng không dễ, phải nhờ bạn quen bên ngành văn hóa thông tin mua dùm mới có, đám cưới thì mua theo tiêu chuẩn: 01 cái mền chỉ (mền con rồng), mấy mét vải may mùng mà nếu quen mới mua được mùng "tuyn", không thì chỉ được vải trơn mà thôi, và một mớ hàng công nghệ phẩm ....May nhờ quen lớn nên mua được 25 lít xăng cho xe rước dâu.

Film còn khó mua thì làm sao có thợ chụp hình? Nên đành phải mua film mượn máy cho thợ nhà chụp. Hình như là Đực Lớn hay Nhỏ gì đó cầm máy. Chụp 2 cuộn film mà cuối cùng rửa được có mấy tấm hình chụp cảnh ba, má, cậu 3 Nghĩa và chú Tư Thiết (ở cơ quan) dẫn chú rễ cô dâu đi các bàn tiệc cám ơn. Toàn bộ hình chụp làm lễ, lạy bàn thờ, ... đều hỏng hết. Còn tấm hình này là chụp lại nhân đám cưới của Đực Lớn.

11 thg 10, 2010

Phan Vân nghiên cứu nhạc trẻ

Vừa đi Sài Gòn về, mở mail thấy bài này do Phan Vân gửi cách 2 ngày trước nên vội đưa lên.

Còn nhớ hôm đám cưới PV, bên nhà gái ở trên Bình Dương, khán giả yêu cầu chú rể lên ca nhạc sống (để phân biệt với Karaoke), PV lên ca bài gì mà mọi người nghe đều đỏ hoe mắt, mà nếu cậu không lầm thì hôm đó mắt ca sĩ cũng đỏ hoe nữa.

Bài nhạc đó là bài gì vậy PV?

7 thg 10, 2010

Một miền nhớ - Vân Khanh

          Đến dự lễ khai giảng năm học mới, nhìn quang cảnh nầy trường, nầy lớp, tôi bỗng nhớ đến cũng nơi đây, ngày đó : Những ánh mắt còn nhiều bỡ ngỡ, chăm chú nhìn lên bảng, miệng đồng thanh đọc theo tôi những con chữ  đầu tiên. Bỗng một xúc cảm dâng lên đến nghẹn lòng. Ôi ! Thương quá, những ánh mắt thơ ngây, trong sáng  ngày xưa ấy!

Chị Hằng và anh 3Thi


Chúc mừng anh 3 Thi về hưu sớm (trước tuổi nghỉ hưu) nên được lãnh trên 30M  đồng mà êm ru?

Mua Apartment mới ở khu Conic Garden (gần Phú Mỹ Hưng) mà không chịu rửa.

 Chừng nào con gái lãnh bằng thì gộp lại chiêu đãi một lần luôn cho "hoành tá tràng" phải kô?
Nhìn ở xa


6 thg 10, 2010

Saigon - Chợ Lớn

Phần I : Thế kỷ 17 đến thế kỷ 19

Đồng nai xứ sở lạ lùng
Dưới sông cá lội, trên giồng cọp um

Tư liệu quan trọng và hầu như duy nhất về vùng đất Saigon-Gia Định thuở ban đầu nói riêng và miền Nam nói chung là quyển Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825). Trịnh Hoài Đức có lúc cũng là quan tổng trấn Gia Định thành (1816-1819).

Ngoài ra ta có các tư liệu và sách của các doanh nhân, nhà ngoại giao, giáo sĩ, y sĩ Tây phương; như R. Purefoy, John White, George Finlayson và John Crawfurd; viết về Saigon - Gia Định khi họ viếng thăm nơi này trong khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.

4 thg 10, 2010

Tăng lương không kịp

Phiên họp Thường vụ Quốc hội sáng qua, trong báo cáo dự toán ngân sách 2011 do bộ trưởng Tài chính trình có dự kiến tăng lương tối thiểu từ 730 ngàn lên 830 ngàn đồng/tháng và thực hiện phụ cấp công vụ 10% từ ngày 1-5-2011.

Khoản dự kiến này được cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính Ngân sách cơ bản thống nhất, nhưng yêu cầu báo cáo rõ vào kỳ họp tới của Quốc hội phương án điều chỉnh cụ thể.


2 thg 10, 2010

Chuyện thời chiến quốc

Lịch sử cổ đại có câu chuyện điển hình thời Chiến Quốc. 
Lúc đó, 6 nước Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề nếu cộng lại và đặt tất cả mọi thông số về nhân lực, tài lực, vị trí địa lý lên bàn cân thì đều vượt trội hơn nước Tần. 
Thế nhưng, sự không thể đoàn kết với nhau được đã tạo ra cho Tần một lợi thế không thể nào tốt hơn, Tần ung dung diệt nước Hàn (230 tr. CN), rồi tiếp đó là Triệu (228 tr. CN). 
Ba năm sau, Tần diệt Ngụy (225 tr. CN). 
Đến đây thì số phận đã được định đoạt, cả 3 nước Sở, Yên và Tề đã bị Tần nuốt chửng trong 3 năm liên tiếp: 223, 222 và 221 tr.CN!

Còm ý nghĩa của Phan Vân

Trên đỉnh Sam sơn - Mồng 2 tết 1999

Phan Vân viết comment (phản hồi) trong bài "Thư gửi con" của út Huệ, thấy comment hay và ý nghĩa nên đưa lên thành một entry riêng cho mọi người đọc.

Con rất cảm động khi nghe được những lời tự sự tận trong đáy lòng của một người mẹ nhắn gởi với con của mình . “Lòng mẹ”, một khoảng không vô tận những cảm xúc tình cảm yêu thương .

Duy em! hãy tự tin, bản lĩnh. Em phải hiểu,”Lòng mẹ” là một bệ phóng, cả đời của mẹ em chỉ cần được một lần hướng “con tàu tương lai” của em về đi đúng hướng là quá đủ để mãn nguyện.
Hãy nhớ, “Bệ Phóng” góp phần đưa con tàu vào quỹ đạo nhưng cũng có những thầm lặng không ai biết đến: Đó là “người lập trình” cho đường đi của con tàu.
Một bóng dáng thầm lặng, chia sẽ với em khi em không hiểu phải xử lý như thế nào. “Tình cha” , lúc khó khăn, cần chia sẽ tâm trạng hãy gọi cho ba em . Một “bóng mờ” trong vầng hào quang của em mà nếu không có ” bóng mờ “thầm lặng đó em sẽ gặp khó khăn rất nhiều.
Má Sáu, “hy sinh” không tính toán, suy tư. Thành công của em hôm nay là một liều thuốc giúp Má Sáu xóa đi những vết sạm thời gian, mưa nắng Sài Gòn mỗi ngày đưa đón em đến trường.
Hãy vững bước em nhé.

Chúc mừng nhạc sĩ Phan Ngọc

Chúc mừng nhạc sĩ Phan Ngọc đã dành giải 3 sáng tác tác phẩm văn học nghệ thuật của tỉnh với ca khúc "Đặng Thùy Trâm, lời dành để nhớ".

5 Nguyên đã nhận dùm Giấy khen kèm hiện vật thưởng là 2.000.000 VNĐ. Hôm nào xuống Long Xuyên nhận Giấy khen và hiện vật thì chiêu đãi 5 Nguyên và 7 Hùng 1 chai ông già chống gậy để "rửa bằng" nhé anh Hai.

28 thg 9, 2010

Chào lớp một - Bút Lông

Cải tổ giáo dục bắt đầu từ đây!
Nhiều người đang chờ đợi buổi lễ mang tên Chào lớp một sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 27-9, do NXB Tri Thức cùng L’Espace - (Trung tâm Văn hoá Pháp tại Hà Nội) thực hiện.
Chờ đợi vì buổi lễ đó sẽ ra mắt một bộ sách giáo khoa (SGK) lớp Một mới, gồm các cuốn tiếng Việt, Văn, Lối sống, Tin học, tiếng Anh. Một lý do khác để chờ đợi là vì bộ sách này được cho là công trình kế thừa những thực nghiệm từ hệ thống Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, người nhận Giải thưởng Phan Châu Trinh 2009.

27 thg 9, 2010

Bài tham luận của 7 Hùng

Sắp tới Đại lễ "1000 năm Thăng Long - Hà Nội", nhân có  bài tham luận của 7 Hùng trong Hội thảo khoa học "Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long - Hà Nội", được tổ chức ở Bình Dương cuối tháng 8 vừa rồi, nên đưa lên đây làm tài liệu:

Thăng Long – Hà Nội trong sáng tác của một số nhà văn dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam (1954 – 1975)



26 thg 9, 2010

Hội yến Diêu Trì Cung


Nơi tổ chức Hội yến
Hội Yến Diêu Trì Cung là một cái tiệc long trọng của các tín đồ Cao Đài đãi Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương.
Hằng năm, vào đêm rằm Trung Thu (15 tháng 8 âm lịch), tại Báo Ân Từ, Đền Thờ Đức Phật Mẫu trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh, Hội Thánh có tổ chức một buổi lễ long trọng gọi là Hội Yến Diêu Trì Cung, trong đó có một cái tiệc dâng Tam Bửu: Hoa Quả, Rượu, Trà lên Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương.




25 thg 9, 2010

Dinh Cô, Long Hải - Vũng tàu

Đồi Dinh Cô nhìn qua Vũng tàu


Hai vợ chồng du lịch bụi ở Tây Ninh, đoàn hành hương lại ghé Long Hải (gần Dinh Cô) tắm biển 1 buổi - nên chộp mấy tấm hình sáng sớm ở đây.

Vì sớm quá chưa quét dọn nên bãi biển còn rác, không sạch lắm, lát sau có một đội công nhân xuống làm vệ sinh sạch sẽ bãi biển.

24 thg 9, 2010

Trúc Quân múa Trung thu

Đi Tây Ninh xem lễ Hội Yến Diêu Trì cung về kịp đêm Trung thu, chạy vội vô trường mẫu giáo Hướng Dương chụp hình cháu ngoại múa cùng các bạn lớp Lá:

22 thg 9, 2010

Thư gửi con - Thúy Huệ

Mới đi Tây Ninh về, thấy bài viết của Út Huệ gửi con trai, nên đưa lên ngay cho kịp Trung thu cho bé Duy xem. Hình ảnh mai sẽ up lên ngay. Cậu 5.
======================
Còn vài ngày nữa là tới Trung thu. Trung thu năm nay, con không cùng cả nhà ăn bánh (mẹ nhớ con rất thích ăn bánh dẻo: đậu xanh, khoai môn, sữa dừa... loại nào con cũng thích), không biết con có buồn không? Tự nhiên mẹ thấy nhớ con quá, con trai của mẹ! Đêm nay không ngủ được, mẹ lại nhớ mọi chuyện về con...
 

Con thương, vậy là con đi học xa nhà đã gần một năm. Mẹ nhớ, lúc con mới vào học lớp sáu trường Nguyễn Gia Thiều, một hôm đi học về, con nói Trường có tổ chức hội thảo học bổng  du học để tư vấn cho học sinh (đó là năm đầu tiên trường NGT liên kết với NUS High school), con muốn tham dự nên lên văn phòng xin giấy thông báo. Cầm tờ thông báo con đưa, mẹ nói đùa: "mới lớp sáu mà con tính du học sao?" Nói vậy thôi chứ Ba Mẹ rất vui vì điều này! Đến ngày hội thảo, Mẹ đi cùng con. Vô hội trường, nhìn chung quanh thấy toàn học sinh lớp lớn, đa số là lớp 9, Mẹ sợ con ngại nhưng hình như con không chú ý điều này. Cuối buổi hội thảo, hai mẹ con đến bàn tư vấn, hỏi chi tiết để đăng ký cho con học, khi biết con đang học lớp sáu, mấy cô cười bảo: "Con còn nhỏ lắm, hẹn con hai năm nữa". Hôm đó Trường NGT giới thiệu hai học sinh được học bổng ( ngồi phía trên, đối diện với học sinh để giao lưu). Con nói: nhìn anh,chị đó thấy hay hay, chắc phải học giỏi lắm! Mẹ hỏi: "nếu con được như vậy,con có dám đi học xa nhà 4 năm không?" Con cười cười: "dạ dám!".  Mẹ thầm nghĩ, nếu được như thế thì sung sướng nào bằng! Rồi ngày tháng qua đi, chuyện học hành chiếm hết thời gian của con. Ban ngày, con bận học ở trường, học đội tuyển Toán của Quận. Buổi tối, con phải đi học thêm ngoài quận 1 (đi về gần 15km), chuyện ăn cơm trên xe là thường xuyên. Vì vậy, con không còn thời gian học thêm ở Trung tâm để chuẩn bị cho kỳ thi học bổng.

18 thg 9, 2010

KÍ ỨC MÙA TRUNG THU

Hàng năm, vào đêm rằm tháng tám, má tôi đều cúng Trung Thu, lũ trẻ con chúng tôi thì gọi là cúng Trăng. Vừa chạng vạng là má đã bày chiếc bàn ra trước hiên, vì ở  phố  lầu  nên chẳng có sân. Trên bàn gồm có : một cái chưng hương, hai cây đèn cầy, bánh in, bánh trung thu, một củ khoai cau hấp chín chẻ làm đôi, một trái dừa tươi vạt miệng, một trái bưởi, một chiếc gương soi thả vào trong chiếc thau đựng nước, ba chung trà nóng. Với tôi, ấn tượng nhất là cái bánh in và cây đèn cầy. Cây đèn cầy số 1, to muốn lớn hơn cườm tay của tôi, so với cây đèn cầy cỏn con trong chiếc lồng đèn giấy là đủ biết cây đèn cầy ấy to đến cở nào qua cái nhìn của một đứa  trẻ  con  chừng hơn tám tuổi như tôi. To thật là to! Còn cái bánh in nữa, nó cũng lớn lắm, choán cả trên cái đĩa lớn nhất đặt giữa bàn. Trên chiếc bánh, hình chị Hằng đang cầm quạt, múa lượn, bay bay trong chín tầng mây. Gương mặt đẹp dịu hiền, tay đưa cao  với tà áo rộng phất phơ, người uyển chuyển sinh động như người thật vậy. Những miếng mức bí trắng ngà, trong suốt, mọng đường được chèn đặt vòng quanh  làm nhân bánh, trông thật bắt mắt. Ngày nay, có bánh in nhân đậu xanh, hạt sen, khoai cau. . .đủ thứ nhưng sao tôi vẫn thích bánh in nhân mức bí ngày xưa.

15 thg 9, 2010

Điện thoại đêm - Vân Khanh


Reng. . .Reng. . .Reng. . . .
Đang ngon giấc, chị hốt hoảng choàng tỉnh, khi nghe  chuông điện thoại reo. Ở đầu dây bên kia, tiếng của cô em gái:
-         Chị ơi, mẹ mệt, mẹ biểu gọi chị !
-         Ừ, ừ , nói mẹ đợi, đợi . . .chị sẽ về !
Chị vội xách chiếc túi đựng nào sữa, nào thuốc men chị đã chuẩn bị từ hai hôm trước, nhưng chị đợi con gái thi Đại học xong mai mới về thăm mẹ. Chị vừa làm vừa thầm trách mình : Ngày xưa, khi cần tiền trường, tiền cơm, tiền nhà. . .mẹ có bảo chị đợi đâu mà bây giờ, mẹ bệnh chị lại bảo . . .đợi.

Tiếng diện thoại lại reo, lại tiếng của cô em gái:
-         Chị ơi ! Mẹ đã. . . .
Chị lặng người.
Ngoài sân, tiếng chiếc lá vàng rơi !
         
Tân Châu 8-8-2010
 VÂN  KHANH

14 thg 9, 2010

BẠCH VÂN CƯ SĨ TRẠNG TRÌNH

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người tới chốn lao xao.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585): Quê ở làng Trung Am huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là làng Trung Am xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sinh trưởng trong một danh gia vọng tộc, thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm Quận công Nguyễn Văn Định; thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lan, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã tiếp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương.

Nguyễn Bỉnh Khiêm được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Lê-Mạc phân tranh (1) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam mà người đời gọi là Sấm Trạng Trình (2).

7 thg 9, 2010

Nhớ nắng sân trường

Ngày đầu năm học, Phan Vân gửi bài nhạc của Phan Ngọc

30 thg 8, 2010

Quảng cáo sai sự thật: Người tiêu dùng chịu thiệt

Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm mục đích phục vụ doanh nghiệp bán hàng, làm dịch vụ… và phục vụ người dân nắm bắt thị trường, tiêu dùng hợp lý. Rất tiếc là, gần đây vì nhiều động cơ khác nhau, một số quảng cáo không đúng quy định của Pháp lệnh Quảng cáo vẫn được vài đài, báo thực hiện, gây thiệt hại đối với người tiêu dùng.

29 thg 8, 2010

Hình Italia - Uyên gửi về

Bảy Hoa + Hùng xem meo và hình bé Uyên mới gửi :

Chiều qua con đi xe bus và đi bộ vòng vòng thành phố được một số địa điểm.
Hôm nay con sẽ đi tiếp.
Con gửi cả nhà vài hình ảnh của con.
Từ từ con sẽ tính cách gửi nhanh hơn và cả viết blog nữa, chứ nếu gửi bằng photobucket này thì hơi chậm.
Giờ đang là hơn 10h ở đây. Con vừa ăn sáng bằng mì gói xong. Giờ đi siêu thị mua đồ ăn và đi chơi.
Tạm biệt cả nhà!

Dòng sông Po vắt ngang TP


28 thg 8, 2010

Bé Uyên đi Italia

20 giờ tối hôm qua 27/8, gia đình ra phi trường TSN đưa bé Uyên đi Ý học theo học bổng do Đại học Bách Khoa hợp tác với Đại học gì bên Ý mà Uyên là 1 trong số 2 sinh viên của trường đạt chuẩn. Cậu 5 không lên SG được - nên đưa một số hình do Uyên chụp khi cháu ra Hà Nội nhận hô chiếu đi du học:

27 thg 8, 2010

Bổ đề Cơ bản

Vì sao “Bổ đề Cơ bản”?

. . .  Cũng may, với từng người đoạt Huy chương Fields, Ban tổ chức Hội nghị toán học thế giới 2010 đều có hai tài liệu giới thiệu, một là bản tuyên dương chính thức, dành cho giới chuyên môn và một bản giới thiệu công trình dành cho công chúng rộng rãi hơn. Người viết bản giới thiệu công trình là nhà báo nữ Julie Rehmeyer, phụ trách chuyên mục Toán cho bán nguyệt san Science News.

23 thg 8, 2010

Nhớ Mẹ

 NHỚ MẸ
 -----
Chín mùa Vu Lan là chín mùa thương nhớ,
Rưng rưng buồn, nước mắt lại hoen mi.
Con gọi mẹ không thành lời thành tiếng,
Mà âm vang - bằng tiếng của con tim!
Con nhớ mẹ, trong vô vàn tiếc nhớ:
Những trưa hè yên ả của ngày xưa.
Con nhớ mẹ,trong tận cùng nỗi nhớ:
Lời thì thầm âu yếm những đêm mưa!
Vòng tay mẹ, những tháng năm dầu dãi,
Nâng con lên, sau va vấp trong đời.
Vòng tay mẹ, như sông dài biển rộng,
Trao cho con, những trải nghiệm cuộc đời!
Mẹ đã khuất nhưng mãi còn hiện diện,
Trong tâm tư, tình cảm của bao người,
Mẹ đã khuất, nhưng con còn mãi nhớ
Dáng hao gầy và tình mẹ bao la....

Thúy Hằng

21 thg 8, 2010

VU LAN - MỘT MÙA NHỚ

Kính dâng hương hồn Mẹ
Một mùa Vu Lan nữa lại về. Trong tâm tư khẽ vang lên tiếng gọi thân thương ngày cũ. Cơn nhớ bừng dâng cho dù chúng con không đến chùa để cài hoa hồng trắng lên áo như nhiều người vẫn làm. Đã tám mùa Vu Lan chúng con vắng Mẹ ! Mẹ ơi !

17 thg 8, 2010

Trên một chuyến xe

Chuyến xe khách đi Sàigòn vừa vào đến địa phận thị trấn Chợ Vàm thì dừng lại đón thêm một người khách nữa.Khách lên xe là cô gái ăn mặc đơn sơ, tay xách chiếc túi vải đã bạc màu. Cô ngồi cạnh bên tôi, ghế sau lưng tài xế. Cô im lặng, nhìn về phía trước nhưng không dấu đươc nét đăm chiêu trên khuôn mặt còn rất trẻ. Có lẽ lần đầu phải xa nhà lên Sàigòn tìm việc mưu sinh nên cô gái không tránh khỏi băn khoăn, lo lắng.

9 thg 8, 2010

Kênh Tám Ngàn - Tri Tôn

Tam Ngan canal - Tri Tôn - An Giang

Cấm sơn Châu Đốc

Cấm sơn Châu Đốc




Hoa cỏ

Hawaii Orchids

Mount SAM - ChauDoc

Sam mount - Chau Doc - Viet Nam

1 thg 8, 2010

Chiếc nôi sắt và con ngựa gỗ

Ngày xưa, Ba mua chiếc xe đạp nhỏ. Chiếc xe nầy đã lưu truyền từ tám chị em tôi rồi đến các cháu nhỏ. Sang đến thế hệ chúng tôi thì có cái nôi sắt và con ngựa gỗ.
Khi tôi có mang lần đầu được tầm sáu tháng, hai vợ chồng từ Tân Châu qua Châu Đốc tìm mua chiếc nôi cho con. Tôi nhớ, hình như chúng tôi mua chiếc nôi đó ở tầng trệt của khách sạn An Biên thời ấy, tôi quên hiệu tiệm rồi.
Cái nôi rộng khoảng sáu tấc, dài một mét. Mặt dưới là lớp lưới sắt có lổ nhỏ li ti, chung quanh thành nôi cao độ bốn tấc được chắn bởi những thanh sắt nhỏ đứng song song chung quanh thành. Mặt bên có thể bật mở ra, hạ xuống tiện cho việc đặt em bé vào. Nôi được đặt trên giá đỡ làm bằng hai cọng sắt ống uốn cong ở giữa cao hơn thành nôi làm thành bốn chân và cái khung hình chữ nhật để đặt nôi lên trên cũng bằng sắt. Mỗi khi cần dỗ bé ngủ, chỉ cần mắc nôi lên hai cái móc ở hai đầu giá đở nôi đung đưa, đung đưa, bé sẽ dần dần đi vào giấc ngủ. Cái nôi được sơn màu rất bắt mắt. Ngoài ra nó còn có thêm phụ kiện là tấm nệm mousse và cái mùng lưới hoa nhỏ rất dễ thương, một gối nằm và hai gối ôm nhỏ xíu. Đó là chỗ nằm êm ái đầu đời của ba đứa con tôi và những đứa cháu - con của các em tôi -khi vừa mở mắt chào đời. Tôi nhớ lần đầu, từ Phú Lâm Bà Ngoại lên thăm gặp cháu cố, ban đêm ngủ trong nôi sát cạnh giường mẹ, Ngoại không vừa lòng, buộc phải đem cháu vào giường ngủ với mẹ và Ngoại nói: “Trẻ con phải ngủ bên mẹ mới đủ hơi ấm và ngon giấc, có vậy nó mới mau lớn “.Không biết có phải nhờ vậy không mà tôi tuy không mập mạp gì mà cả ba đứa con đều “sổ sữa”quá chừng.
Đến lúc con tôi hơn một tuổi, ba nó học ở Thủ Đức, được nghỉ phép Tết. Từ Sàigòn, anh mua con ngựa gỗ mang về cho con. Con ngựa nầy xinh hơn những con ngựa bán ở Tân Châu lúc bấy giờ. Đầu to, mình mập mạp, bốn chân đứng chắc chắn trên đế làm bằng ống sắt to bằng ngón tay cái, uốn thành khung hình chữ nhật cong cong ở bốn góc. Cái khung dài khoảng tám tấc được bẻ vênh lên hai đầu để bé ngồi trên yên dễ bật lên phía trước rồi ngả bật về phía sau. Toàn thân ngựa phủ màu sơn trắng ngà, bờm tô màu đỏ sậm, nhạt dần từ trên xuống dưới, sợi dây cương xanh dương buông thỏng vòng cung nối dính lên chỗ hai tay nắm nơi bé ghì chặt khi ngồi xẩy ngựa. Phía sau chiếc yên gỗ có làm thêm cái lưng dựa để khi ngựa bật lên bé không bị tuột khỏi yên. Hai bên bụng ngựa gắn chặt hai thanh sắt dẹp để gác chân. Khi lên lưng ngựa, thế ngồi của bé trông oai phong lắm lắm, nhất là lúc cho ngựa phi, vó cất càng cao càng được nhiều người vỗ tay cổ vũ. Tôi nhớ có lần phấn khích quá, thằng bé con lớn của tôi đã phi đến lật ngựa, u trán, khiến hai vợ chồng giận nhau đến mấy hôm! Sau nầy, ông ngoại lấy ruột xe bao quanh đế, để các cháu không bị “ngã ngựa”dù có hưng phấn đến mấy cũng chẳng sao. Ông thường kiểm tra yên ngựa và bắt vít chắc chắn để đảm bảo an toàn cho các cháu của Ông.
Mỗi khi làm xong nhiệm vụ, chiếc nôi sắt và con ngựa gỗ được đưa lên gác xép nghỉ ngơi. Đến khi trong gia đình có cháu bé sắp chào đời thì cả hai lại được đưa xuống, chỉnh trang lại, tiếp tục công việc của mình. Cứ thế nó đi từ nhà nầy đến nhà khác của mấy chị em tôi ở Tân Châu, hình như nó cũng có xuống Long Xuyên rồi vòng về Tân Phú nữa.Và Má tôi cũng từng ấy lần đi như thế, Má đến bên chúng tôi mang theo tình thương bao la của một người mẹ, một người bà. Má đã chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ, nấu từng nồi xông cho chị em tôi trong những lần “vượt cạn”. Má nắn bóp tay chân, hơ mắt, mũi, bụng, ngực, cho từng đứa cháu, theo cách của người xưa để cho cháu mình được mạnh khoẻ, ăn nhiều, chóng lớn. Quả vậy, đến giờ phút nầy chín đứa cháu của Má đã qua đại học, hai đứa đang học nước ngoài bằng tiền học bổng. Ở trên cao, mong Ba Má hài lòng về những thành quả nhỏ bé mà các con cháu đạt được bằng nổ lực của mỗi đứa chúng con!
Những kỉ niệm vui buồn về Ba Má đã khắc đậm trong tim của từng đứa con, đứa cháu! Nhắc đến chiếc nôi sắt và con ngựa gỗ, là nhắc đến hình ảnh của Ba Má cặm cụi, chắt chiu bên từng đứa cháu khi chúng vừa mở mắt chào đời cho đến ngày khôn lớn !

Tân Châu 01 - 8 - 2010

28 thg 7, 2010

Những bến sông

Có biết bao bến sông. Có bến sông buồn, có bến sông vui. Có bến sông gần, có bến sông xa. Có bến sông chờ … Mỗi bến sông dường như có tâm trạng riêng, nỗi niềm riêng, có uẩn khúc riêng, số phận riêng… Và, cuộc đời mỗi người đàn bà cũng vậy, giống như một bến sông.

Những bến sông có tên được con người bồi đắp. Và những bến sông vô danh, tình cờ mà được sinh thành. Dù có danh, vô danh, những bến sông làm nên nét duyên thầm không thể thiếu của những dòng sông.

27 thg 7, 2010

BẾN SÔNG - Vân Khanh

Chị đưa em đi tắm sông. Em chỉ tay và hỏi:
- Phải mẹ đang ở bên kia bờ sông, chỗ có ngọn cây cao nhất đó không chị?
Chị đặt ngón trỏ lên miệng, lặng thinh, gật khẽ.
- Em nhớ mẹ quá chị ơi!
Chị kề miệng vào tai em:
- Nói nhỏ chớ. Bà nội nghe, bị đòn chết!
Đêm đó, nó nằm quay mặt vào vách, nhớ về bến sông có ngọn cây cao nhất, nước mắt cứ ứa ra: con nhớ mẹ quá, mẹ ơi!
Nó thiếp dần vào giấc ngủ có hơi của người mẹ còn sót đọng lại đâu đó, sau khi mẹ đi thêm bước nữa về bên kia sông, bỏ lại hai chị em nó cùng với bà nội già nua.
Ngoài kia, trời mưa. Bong bóng phập phồng !

Tân Châu 28-7-2010

Cuốn sổ nợ

Truyện 100 chữ - Vân Khanh
Khi ở quê lên, ngoại thường cho anh em chúng tôi tiền để ăn quà bánh. Tôi biết dành dụm nên còn tiền dư, hai em tôi thì không thế, chúng thường mượn tiền tôi. Tôi cho và ghi vào sổ nợ. Ghi thế chứ có bao giờ chúng trả tôi đâu!

Một buổi trưa, thằng em nhỏ chạy vào, hỏi mượn tiền. Nài nỉ thế nào tôi vẫn không cho. Nó rưng rưng rồi vụt chạy ra cổng. Nhìn theo, tôi thấy một bà lão ăn xin vừa kịp bỏ đi.

Cuốn sổ nợ được cất biệt đi từ đó.

Tân Châu 27-7-2010

26 thg 7, 2010

Hòn ngọc viễn đông

Chùm ảnh hòn ngọc viễn đông - Quốc Hùng
Phố sớm PMH

21 thg 7, 2010

Thúy Huệ gửi cô Đỗ Binh

Cô thương yêu,

     Em rất vui khi đọc những dòng Cô gửi em trong bài "Em bé bánh tét". Cảm ơn những lời khen của Cô (chắc vì thương học trò nên Cô nói vậy), nhưng dù sao em thấy thật vui!


     Mặc dù không liên lạc với Cô nhưng em, chị Thúy Hoa và chị Thúy Nga vẫn thường xuyên xem bài viết và hình ảnh của Cô trên diễn đàn. Tụi em rất khâm phục trí nhớ tuyệt vời của Cô! Cô nhớ rõ học trò cũ với những đặc điểm riêng của từng người (không chút lầm lẫn). Biết là Cô không quên, nhưng khi nghe chị Vân Khanh nói Cô nhắc và gửi lời thăm, tụi em vẫn không khỏi xúc động!

20 thg 7, 2010

Berger KY

Út Huệ viết : "Nhìn hình Ba Má chụp chung có chú chó berger (tên ki ki?) Em nhớ kiki khôn lắm, nghe kể mỗi khi đến giờ cơm, Má bảo đi tìm Ba là kiki chạy đến nhà mấy người bạn mà Ba hay tới chơi, chỉ cần đến trước cửa nhà ngữi ngữi, biết không có ba là kiki chạy đi nhà khác, khi gặp Ba kiki ngoắc ngoắc cái đuôi là Ba biết liền. Kiki còn theo anh Sĩ, anh Nguyên đi đánh lộn. Lần nào có kiki, hai anh đánh thắng là cầm chắc! Kiki nhà mình nổi tiếng nhất xóm mà. Anh Chị nào nhớ, kể tiếp nhé."

19 thg 7, 2010

Một kỷ niệm vui

Đọc bài một thời áo trắng của chị hai làm mình nhớ một kỷ niệm vui lúc học trung học bán công Tân Châu.
Lúc đó mỗi đầu tuần phải chào cờ và hát quốc ca. Một lớp đứng xếp hàng 3 hay 4 đối diện trụ cờ và có một em đứng điều khiển bằng cách hát câu đầu lấy giọng trước để cả lớp cùng hát đồng loạt.

Em bé bánh tét - Thúy Huệ

Hồi nhỏ, lúc tôi học tiểu học, không biết tại sao khi xem lại hình ảnh xưa, cả nhà đi chơi, tôi hay thắc mắc vì không khi nào trong ảnh có tôi. Nhìn hình tôi biết có lẽ lúc đó tôi chưa ra đời, cũng có khi tôi còn "nhỏ xíu". 

18 thg 7, 2010

Ngày xưa áo trắng

Dành tặng ĐBVA và các bạn học TKN

Trong cuộc đời của mổi con người, ai cũng trải qua một thời áo trắng. Dù êm đềm suông sẻ hay vất vả khó khăn, cũng đều lưu lại trong kí ức mỗi chúng ta những kỉ niệm khó phai mờ. Dù thời gian có trôi, cơm áo gạo tiền để mưu sinh có làm chúng ta quay cuồng, quên lãng. Nhưng rồi một phút giây nào đó, quá khứ chợt hiện về, có khi trong giấc mơ, có khi trong hiện thực. Và chúng ta, bỗng sống lại với những chuyện của ngày nào. Cái ngày trẻ con muốn làm người lớn đó. Còn người lớn bây giờ, muốn quay trở lại ngày xưa.

16 thg 7, 2010

Bộ trưởng GDĐT Phạm Vũ Luận

Ông Phạm Vũ Luận sinh năm 1955, là giáo sư, tiến sĩ kinh tế. Năm 1999-2004, ông là hiệu trưởng ĐH Thương mại. Tháng 6/2004, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo. Tháng 12/2009, ông được phân công làm Thứ trưởng thường trực. Từ tháng 4 đến nay, ông Phạm Vũ Luận đã tạm điều hành Bộ Giáo dục và Đào tạo.

15 thg 7, 2010

LỜI NGƯỜI ĐI


(Thân gửi : Anh Phan Ngọc Kiến và chị Vân Khanh
Anh Ngô thành Thi và chị Thúy Hằng)

Em đi không dám hẹn "ngày về"
Mây, nước từ đây gió bốn phương
Lặng nghe lời tiển như âu yếm
Thương nhớ mang theo mỗi bước đường.


Biết trước làm sao được đường trần
Buồn vui năm tháng trải bao ngần
không gian rộng quá,mênh mông quá
Tìm lại làm sao những tháng năm!

Năm tháng rồi đây cứ mãi qua
Những ngày xưa cũ sẽ dần xa!
Sự đời tan họp dù như ý
Phút ly hương không khóc, cũng lệ nhòa!

Ký ức, em nào dám để phai
Tình thâm muôn thuở vẫn còn đầy
Dù xa ngàn dậm, trong gang tấc
Phút nhớ về nhau sẽ thấy nhau

Mười tám năm qua, khúc dạo đầu
Ngỡ còn dài mãi, ở bên nhau
Quê hương, tưởng chốn dừng chân nghỉ ?
Lại là thang bậc bước đời lên

Đời lên gắng sức bước theo lên
Mầm tốt, chồi xanh cố bón trồng
Mong được một ngày nên danh phận
Trở về quê cũ để dâng công.

Em đi không dám hẹn "ngày về"
Nguồn cội, xin vâng: giữ trọn bề
Cuộc đời dâu biển, theo thời thế
Xa quê đâu nỡ để quên quê!

Tân Châu 2003
Lê Trọng Kim.




12 thg 7, 2010

Một số ảnh xưa

Hôm rồi về TC chị hai có đưa mấy tấm hình cũ, scan và gửi lên đây để nhớ.

Hình 1: Má và ...?





Hình 2: Mẹ với ai ?



H3: Ba-Má Năm nào?



H4: 7 Hoa còn ẳm - 1960 ?




H5: Chắc đám Ô.Ngoại - 1955?
Hình này chỉ biết mẹ đang bưng lư hương, ông áo trắng chắc cậu 6 Nô?
Trong khuôn viên Bồ đề Đạo tràng CĐ
Hình 6 này chỉ biết có chị hai thôi, mấy chị kia nô biết !





Một ký ức buồn


Khoảng giữa năm 1968, Ba Má bàn nhau về chợ Tân Phú mở tiệm tạp hoá tại căn phố của Ngoại để vừa buôn bán lại tiện việc chăm sóc bà Ngoại lúc tuổi cao sức yếu. Bấy lâu nay Ngoại chỉ sống vò vỏ một mình trong ngôi nhà rộng lớn, cách chợ khoảng nửa cây số.



Ngoài thằng em thứ năm đang học ở Long Xuyên, còn bảy chị em ở lại Tân Châu. Vợ chồng tôi là giáo viên trường Tiểu Học Cộng Đồng Long Phú E . Đứa em gái thứ ba dạy tại trường Nữ Tiểu Học Tân Châu. Thằng em thứ tư làm lính kiển ở quận. Bốn đứa em gái nhỏ còn đi học, chúng tôi thay Ba Má dìu dẫn nhau trong cuộc sống. Chiều thứ bảy, chị em đưa nhau về với Ba Má để ăn bửa cơm đoàn tụ. Đến sáng thứ hai, trở lên Tân Châu đi học lại. Chuyến trở lên nầy mang theo nào cá, nào thịt, nào rau củ quả, lỉnh kỉnh đồ “tiếp tế “.

Ba Má về chợ Tân Phú buôn bán được chừng hơn ba tháng thì một lần, chiến sự tràn về miền quê yên bình ấy. Cả nhà cùng xóm giềng phải sang qua bên kia sông (làng Phú Thuận , Hồng Ngự ) lánh nạn. Đứng bên nầy sông, đau đớn, Ba Má nhìn sang bên kia, xóm làng, ngôi chợ chìm trong mịt mùng lửa khói. Ở đó, có tất cả tài sản chắt chiu từ mấy mươi năm của Ba Má, có nhà cửa của bà con họ tộc, phút chốc đã biến thành tro bụi. Từ chiếc ghe chài to, chở đầy hàng hoá về mở tiệm. Nay, Ba Má trở về lại Tân Châu, sau lần khổ nạn đó, với một túi nhỏ cùng mấy đồng tiền xu cháy xém! Ba Má đã trắng tay chỉ còn lại đàn con tám đứa. Một cảnh tượng quá đau lòng! Bằng nghị lực phi thường, bằng tấm lòng thương con bao la, Ba Má đã vượt lên và làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng. ”Trong loạn lạc mà cả nhà đều bình an, mạnh khoẻ là phúc đức rồi, còn người thì còn của”, Ba nói như vừa an ủi Má như vừa tự động viên mình, hãy mạnh mẽ đứng lên sau biến cố lớn.

Nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè ở Tân Châu và Châu Đốc, căn nhà cháy sập đã được dựng lên. Lần nầy thì trương bảng quán sinh tố CM, căn phòng được bày biện khá mới mẻ. Ánh sáng màu được bố trí hài hoà rọi lên tường có những hình vẽ các loại nhạc cụ theo kiểu lập thể. Quán chỉ chơi toàn những bài hát, ca ngợi hoà bình, phản đối chiến tranh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Một quán nước đặc biệt ở miền quê thời ấy! Do vậy, quán thu hút rất đông thanh niên nam nữ và cả những người lớn tuổi cũng tìm đến. Thứ bảy, chủ nhật các em về, đứa phụ tiếp Ba Má, đứa đem trầu cau, bánh trái lên cho Ngoại nên Ngoại vui và bớt phần cô quạnh.

Còn Ba, từ một người quen sống nhàn nhã cũng tìm tòi ra tận miền Nam Trung bộ để học nghề làm kem, làm sinh tố bọc. Ba lắp ráp và tự vận hành máy móc để sản xuất. Nhìn Ba Má vất vả trong tuổi xế chiều, mọi người trong gia đình đều ngầm nhớ nhau cố gắng sống thật tốt để bù đắp lại những mất mát về vật chất. Các em học rất giỏi, đứa đậu Tú Tài hạng bình thứ, đứa đậu thủ khoa khi thi vào trường Trung học công lập Tân Châu. Còn Ngoại, tuổi già có con cháu bên cạnh cũng thêm phấn chấn. Nhưng nhà Ngoại cách xa nhà Ba Ma, nên mỗi đêm, khách tan, dọn dẹp quán xong, Má phải đi bộ lên ngủ với Ngoại, sáng sớm lại đi bộ trở về. Dù có người giúp việc, nhưng khi neo người thì Ba phải chạy xe mang cơm và đồ ăn trưa cho Ngoại. Cho dù đó là bổn phận của Ba Má đối với Ngoại mà đó cũng là cách Ba Má giáo dục chúng tôi.

Bây giờ nhìn lại, mấy chị em chúng tôi đều đã trưởng thành, có nhà cửa, con cháu đề huề. Tuy Ba Má đã khuất bóng nhưng lúc nào chúng tôi cũng cảm thấy như Ba Má vẫn thật gần bên cạnh và luôn là tấm gương sáng để các chị em tôi soi rọi lại mình trong cuộc sống, cố gắng sống thật tốt trong tình thương yêu, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Đó, cũng là cách để chúng tôi đáp đền công ơn Ba Má và giáo dục con cháu sau nầy.

Tân Châu 11-7-2010
VÂN KHANH

8 thg 7, 2010

Xử lý nước nuôi cá

Các hình dưới đây mô tả hệ thống luân chuyển nước từ sông vào ao nuôi rồi thải nước sạch ra sông trở lại bảo đảm môi trường đáp ứng tiêu chuẩn Global G.A.P



Ao đã thu hoạch xong, chờ thả cá nuôi.


Bôm nước thiên nhiên từ kênh Bình Hòa với lưu lượng 3 máy x 5.000 m3/máy:

Kênh dẫn nước thiên nhiên vào ao chứa.


Ao chứa, trữ nước thiên nhiên trước khi đưa vào ao nuôi.


Nước thiên nhiên dẫn vào ao nuôi.


Công nhân đang cho cá ăn buổi sáng.



Các ao nuôi, diện tích mỗi ao hơn 1 hecta.


Mỗi ao đều có hệ thống bôm bùn cặn lắng đáy ao. 
Mỗi tuần, công nhân lặn, rà hút bùn cặn lắng đáy ao; bôm ra ao lắng bùn và hệ thống xử lý sinh học.


Dãy ao xử lý nước thải thu từ các ao nuôi thủy sản.


Sau khi bôm bùn đáy ao ra ao lắng bùn, qua xử lý sinh học bèo, lục bình;
nước phải qua xử lý cơ học bằng hệ thống máy sục khí. 
Bảo đảm nước sạch khi thải ra môi trường