QuocHung's Blog

28 thg 7, 2010

Những bến sông

Có biết bao bến sông. Có bến sông buồn, có bến sông vui. Có bến sông gần, có bến sông xa. Có bến sông chờ … Mỗi bến sông dường như có tâm trạng riêng, nỗi niềm riêng, có uẩn khúc riêng, số phận riêng… Và, cuộc đời mỗi người đàn bà cũng vậy, giống như một bến sông.

Những bến sông có tên được con người bồi đắp. Và những bến sông vô danh, tình cờ mà được sinh thành. Dù có danh, vô danh, những bến sông làm nên nét duyên thầm không thể thiếu của những dòng sông.

27 thg 7, 2010

BẾN SÔNG - Vân Khanh

Chị đưa em đi tắm sông. Em chỉ tay và hỏi:
- Phải mẹ đang ở bên kia bờ sông, chỗ có ngọn cây cao nhất đó không chị?
Chị đặt ngón trỏ lên miệng, lặng thinh, gật khẽ.
- Em nhớ mẹ quá chị ơi!
Chị kề miệng vào tai em:
- Nói nhỏ chớ. Bà nội nghe, bị đòn chết!
Đêm đó, nó nằm quay mặt vào vách, nhớ về bến sông có ngọn cây cao nhất, nước mắt cứ ứa ra: con nhớ mẹ quá, mẹ ơi!
Nó thiếp dần vào giấc ngủ có hơi của người mẹ còn sót đọng lại đâu đó, sau khi mẹ đi thêm bước nữa về bên kia sông, bỏ lại hai chị em nó cùng với bà nội già nua.
Ngoài kia, trời mưa. Bong bóng phập phồng !

Tân Châu 28-7-2010

Cuốn sổ nợ

Truyện 100 chữ - Vân Khanh
Khi ở quê lên, ngoại thường cho anh em chúng tôi tiền để ăn quà bánh. Tôi biết dành dụm nên còn tiền dư, hai em tôi thì không thế, chúng thường mượn tiền tôi. Tôi cho và ghi vào sổ nợ. Ghi thế chứ có bao giờ chúng trả tôi đâu!

Một buổi trưa, thằng em nhỏ chạy vào, hỏi mượn tiền. Nài nỉ thế nào tôi vẫn không cho. Nó rưng rưng rồi vụt chạy ra cổng. Nhìn theo, tôi thấy một bà lão ăn xin vừa kịp bỏ đi.

Cuốn sổ nợ được cất biệt đi từ đó.

Tân Châu 27-7-2010

26 thg 7, 2010

Hòn ngọc viễn đông

Chùm ảnh hòn ngọc viễn đông - Quốc Hùng
Phố sớm PMH

21 thg 7, 2010

Thúy Huệ gửi cô Đỗ Binh

Cô thương yêu,

     Em rất vui khi đọc những dòng Cô gửi em trong bài "Em bé bánh tét". Cảm ơn những lời khen của Cô (chắc vì thương học trò nên Cô nói vậy), nhưng dù sao em thấy thật vui!


     Mặc dù không liên lạc với Cô nhưng em, chị Thúy Hoa và chị Thúy Nga vẫn thường xuyên xem bài viết và hình ảnh của Cô trên diễn đàn. Tụi em rất khâm phục trí nhớ tuyệt vời của Cô! Cô nhớ rõ học trò cũ với những đặc điểm riêng của từng người (không chút lầm lẫn). Biết là Cô không quên, nhưng khi nghe chị Vân Khanh nói Cô nhắc và gửi lời thăm, tụi em vẫn không khỏi xúc động!

20 thg 7, 2010

Berger KY

Út Huệ viết : "Nhìn hình Ba Má chụp chung có chú chó berger (tên ki ki?) Em nhớ kiki khôn lắm, nghe kể mỗi khi đến giờ cơm, Má bảo đi tìm Ba là kiki chạy đến nhà mấy người bạn mà Ba hay tới chơi, chỉ cần đến trước cửa nhà ngữi ngữi, biết không có ba là kiki chạy đi nhà khác, khi gặp Ba kiki ngoắc ngoắc cái đuôi là Ba biết liền. Kiki còn theo anh Sĩ, anh Nguyên đi đánh lộn. Lần nào có kiki, hai anh đánh thắng là cầm chắc! Kiki nhà mình nổi tiếng nhất xóm mà. Anh Chị nào nhớ, kể tiếp nhé."

19 thg 7, 2010

Một kỷ niệm vui

Đọc bài một thời áo trắng của chị hai làm mình nhớ một kỷ niệm vui lúc học trung học bán công Tân Châu.
Lúc đó mỗi đầu tuần phải chào cờ và hát quốc ca. Một lớp đứng xếp hàng 3 hay 4 đối diện trụ cờ và có một em đứng điều khiển bằng cách hát câu đầu lấy giọng trước để cả lớp cùng hát đồng loạt.

Em bé bánh tét - Thúy Huệ

Hồi nhỏ, lúc tôi học tiểu học, không biết tại sao khi xem lại hình ảnh xưa, cả nhà đi chơi, tôi hay thắc mắc vì không khi nào trong ảnh có tôi. Nhìn hình tôi biết có lẽ lúc đó tôi chưa ra đời, cũng có khi tôi còn "nhỏ xíu". 

18 thg 7, 2010

Ngày xưa áo trắng

Dành tặng ĐBVA và các bạn học TKN

Trong cuộc đời của mổi con người, ai cũng trải qua một thời áo trắng. Dù êm đềm suông sẻ hay vất vả khó khăn, cũng đều lưu lại trong kí ức mỗi chúng ta những kỉ niệm khó phai mờ. Dù thời gian có trôi, cơm áo gạo tiền để mưu sinh có làm chúng ta quay cuồng, quên lãng. Nhưng rồi một phút giây nào đó, quá khứ chợt hiện về, có khi trong giấc mơ, có khi trong hiện thực. Và chúng ta, bỗng sống lại với những chuyện của ngày nào. Cái ngày trẻ con muốn làm người lớn đó. Còn người lớn bây giờ, muốn quay trở lại ngày xưa.

16 thg 7, 2010

Bộ trưởng GDĐT Phạm Vũ Luận

Ông Phạm Vũ Luận sinh năm 1955, là giáo sư, tiến sĩ kinh tế. Năm 1999-2004, ông là hiệu trưởng ĐH Thương mại. Tháng 6/2004, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo. Tháng 12/2009, ông được phân công làm Thứ trưởng thường trực. Từ tháng 4 đến nay, ông Phạm Vũ Luận đã tạm điều hành Bộ Giáo dục và Đào tạo.

15 thg 7, 2010

LỜI NGƯỜI ĐI


(Thân gửi : Anh Phan Ngọc Kiến và chị Vân Khanh
Anh Ngô thành Thi và chị Thúy Hằng)

Em đi không dám hẹn "ngày về"
Mây, nước từ đây gió bốn phương
Lặng nghe lời tiển như âu yếm
Thương nhớ mang theo mỗi bước đường.


Biết trước làm sao được đường trần
Buồn vui năm tháng trải bao ngần
không gian rộng quá,mênh mông quá
Tìm lại làm sao những tháng năm!

Năm tháng rồi đây cứ mãi qua
Những ngày xưa cũ sẽ dần xa!
Sự đời tan họp dù như ý
Phút ly hương không khóc, cũng lệ nhòa!

Ký ức, em nào dám để phai
Tình thâm muôn thuở vẫn còn đầy
Dù xa ngàn dậm, trong gang tấc
Phút nhớ về nhau sẽ thấy nhau

Mười tám năm qua, khúc dạo đầu
Ngỡ còn dài mãi, ở bên nhau
Quê hương, tưởng chốn dừng chân nghỉ ?
Lại là thang bậc bước đời lên

Đời lên gắng sức bước theo lên
Mầm tốt, chồi xanh cố bón trồng
Mong được một ngày nên danh phận
Trở về quê cũ để dâng công.

Em đi không dám hẹn "ngày về"
Nguồn cội, xin vâng: giữ trọn bề
Cuộc đời dâu biển, theo thời thế
Xa quê đâu nỡ để quên quê!

Tân Châu 2003
Lê Trọng Kim.




12 thg 7, 2010

Một số ảnh xưa

Hôm rồi về TC chị hai có đưa mấy tấm hình cũ, scan và gửi lên đây để nhớ.

Hình 1: Má và ...?





Hình 2: Mẹ với ai ?



H3: Ba-Má Năm nào?



H4: 7 Hoa còn ẳm - 1960 ?




H5: Chắc đám Ô.Ngoại - 1955?
Hình này chỉ biết mẹ đang bưng lư hương, ông áo trắng chắc cậu 6 Nô?
Trong khuôn viên Bồ đề Đạo tràng CĐ
Hình 6 này chỉ biết có chị hai thôi, mấy chị kia nô biết !





Một ký ức buồn


Khoảng giữa năm 1968, Ba Má bàn nhau về chợ Tân Phú mở tiệm tạp hoá tại căn phố của Ngoại để vừa buôn bán lại tiện việc chăm sóc bà Ngoại lúc tuổi cao sức yếu. Bấy lâu nay Ngoại chỉ sống vò vỏ một mình trong ngôi nhà rộng lớn, cách chợ khoảng nửa cây số.



Ngoài thằng em thứ năm đang học ở Long Xuyên, còn bảy chị em ở lại Tân Châu. Vợ chồng tôi là giáo viên trường Tiểu Học Cộng Đồng Long Phú E . Đứa em gái thứ ba dạy tại trường Nữ Tiểu Học Tân Châu. Thằng em thứ tư làm lính kiển ở quận. Bốn đứa em gái nhỏ còn đi học, chúng tôi thay Ba Má dìu dẫn nhau trong cuộc sống. Chiều thứ bảy, chị em đưa nhau về với Ba Má để ăn bửa cơm đoàn tụ. Đến sáng thứ hai, trở lên Tân Châu đi học lại. Chuyến trở lên nầy mang theo nào cá, nào thịt, nào rau củ quả, lỉnh kỉnh đồ “tiếp tế “.

Ba Má về chợ Tân Phú buôn bán được chừng hơn ba tháng thì một lần, chiến sự tràn về miền quê yên bình ấy. Cả nhà cùng xóm giềng phải sang qua bên kia sông (làng Phú Thuận , Hồng Ngự ) lánh nạn. Đứng bên nầy sông, đau đớn, Ba Má nhìn sang bên kia, xóm làng, ngôi chợ chìm trong mịt mùng lửa khói. Ở đó, có tất cả tài sản chắt chiu từ mấy mươi năm của Ba Má, có nhà cửa của bà con họ tộc, phút chốc đã biến thành tro bụi. Từ chiếc ghe chài to, chở đầy hàng hoá về mở tiệm. Nay, Ba Má trở về lại Tân Châu, sau lần khổ nạn đó, với một túi nhỏ cùng mấy đồng tiền xu cháy xém! Ba Má đã trắng tay chỉ còn lại đàn con tám đứa. Một cảnh tượng quá đau lòng! Bằng nghị lực phi thường, bằng tấm lòng thương con bao la, Ba Má đã vượt lên và làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng. ”Trong loạn lạc mà cả nhà đều bình an, mạnh khoẻ là phúc đức rồi, còn người thì còn của”, Ba nói như vừa an ủi Má như vừa tự động viên mình, hãy mạnh mẽ đứng lên sau biến cố lớn.

Nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè ở Tân Châu và Châu Đốc, căn nhà cháy sập đã được dựng lên. Lần nầy thì trương bảng quán sinh tố CM, căn phòng được bày biện khá mới mẻ. Ánh sáng màu được bố trí hài hoà rọi lên tường có những hình vẽ các loại nhạc cụ theo kiểu lập thể. Quán chỉ chơi toàn những bài hát, ca ngợi hoà bình, phản đối chiến tranh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Một quán nước đặc biệt ở miền quê thời ấy! Do vậy, quán thu hút rất đông thanh niên nam nữ và cả những người lớn tuổi cũng tìm đến. Thứ bảy, chủ nhật các em về, đứa phụ tiếp Ba Má, đứa đem trầu cau, bánh trái lên cho Ngoại nên Ngoại vui và bớt phần cô quạnh.

Còn Ba, từ một người quen sống nhàn nhã cũng tìm tòi ra tận miền Nam Trung bộ để học nghề làm kem, làm sinh tố bọc. Ba lắp ráp và tự vận hành máy móc để sản xuất. Nhìn Ba Má vất vả trong tuổi xế chiều, mọi người trong gia đình đều ngầm nhớ nhau cố gắng sống thật tốt để bù đắp lại những mất mát về vật chất. Các em học rất giỏi, đứa đậu Tú Tài hạng bình thứ, đứa đậu thủ khoa khi thi vào trường Trung học công lập Tân Châu. Còn Ngoại, tuổi già có con cháu bên cạnh cũng thêm phấn chấn. Nhưng nhà Ngoại cách xa nhà Ba Ma, nên mỗi đêm, khách tan, dọn dẹp quán xong, Má phải đi bộ lên ngủ với Ngoại, sáng sớm lại đi bộ trở về. Dù có người giúp việc, nhưng khi neo người thì Ba phải chạy xe mang cơm và đồ ăn trưa cho Ngoại. Cho dù đó là bổn phận của Ba Má đối với Ngoại mà đó cũng là cách Ba Má giáo dục chúng tôi.

Bây giờ nhìn lại, mấy chị em chúng tôi đều đã trưởng thành, có nhà cửa, con cháu đề huề. Tuy Ba Má đã khuất bóng nhưng lúc nào chúng tôi cũng cảm thấy như Ba Má vẫn thật gần bên cạnh và luôn là tấm gương sáng để các chị em tôi soi rọi lại mình trong cuộc sống, cố gắng sống thật tốt trong tình thương yêu, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Đó, cũng là cách để chúng tôi đáp đền công ơn Ba Má và giáo dục con cháu sau nầy.

Tân Châu 11-7-2010
VÂN KHANH

8 thg 7, 2010

Xử lý nước nuôi cá

Các hình dưới đây mô tả hệ thống luân chuyển nước từ sông vào ao nuôi rồi thải nước sạch ra sông trở lại bảo đảm môi trường đáp ứng tiêu chuẩn Global G.A.P



Ao đã thu hoạch xong, chờ thả cá nuôi.


Bôm nước thiên nhiên từ kênh Bình Hòa với lưu lượng 3 máy x 5.000 m3/máy:

Kênh dẫn nước thiên nhiên vào ao chứa.


Ao chứa, trữ nước thiên nhiên trước khi đưa vào ao nuôi.


Nước thiên nhiên dẫn vào ao nuôi.


Công nhân đang cho cá ăn buổi sáng.



Các ao nuôi, diện tích mỗi ao hơn 1 hecta.


Mỗi ao đều có hệ thống bôm bùn cặn lắng đáy ao. 
Mỗi tuần, công nhân lặn, rà hút bùn cặn lắng đáy ao; bôm ra ao lắng bùn và hệ thống xử lý sinh học.


Dãy ao xử lý nước thải thu từ các ao nuôi thủy sản.


Sau khi bôm bùn đáy ao ra ao lắng bùn, qua xử lý sinh học bèo, lục bình;
nước phải qua xử lý cơ học bằng hệ thống máy sục khí. 
Bảo đảm nước sạch khi thải ra môi trường









6 thg 7, 2010

Ảnh địa đầu biên trấn

Núi Sam nhìn từ xa


Bờ sông Châu Đốc

Bồ Đề Đạo tràng

Chợ chiều Châu Đốc

Cầu Tha la và Thất sơn hậu cảnh

 Trong khu Siêu thị biên giới Tịnh Biên





Cầu Tha La


>

5 thg 7, 2010

Chiếc xe đạp nhỏ.

Vào năm tôi học lớp 3, ba má dời về ở trên lầu nhà số 24 đường Nguyễn Công Nhàn,Tân Châu. Đấy là một trong những nhà của ông Bang Tống cho thuê. Cách nhà tôi một căn là nhà của bác tư Tôn chuyên sửa và bán xe đạp. Ngoài ra, bác còn có rất nhiều xe đạp nhỏ cho mướn. Mỗi chiều, những đứa trẻ trạc tuổi tôi thường mướn xe chạy vòng vòng khắp nẻo chợ. Đứng trên lầu, nhìn những chiếc xe nhỏ từ nhà bác tư dắt ra, tôi thích lắm, muốn được như các bạn.

Một hôm, tôi mạnh dạn, lấy tiền để dành của Ngoại cho, đến mướn xe. Biết là con của người hàng xóm, bác gái lựa cho chiếc xe mới. Tôi cẩn thận dắt chiếc xe đạp ra cửa. Ôi! sao khó quá, xe hết nghiêng bên nầy, chỉnh lại thì ngã bên kia. Ban đầu, hai tay tôi cầm chắc vào ghi đông, xe quẹo qua quẹo lại. Theo bác tư chỉ, một tay tôi vịnh ghi đông, tay kia tôi vịnh yên xe, thế là dắt xe ra. Chưa đến nhà, tôi đã ơi ới gọi, nhờ ba tập xe. 

Ba hướng dẫn tôi, trước tiên phải ngồi ngay ngắn trên yên xe, mắt nhìn phía trước, lưng thẳng. Hai tay giữ chặt tay lái, chân phải để lên bàn đạp, chân trái chống cho xe khỏi ngã. Rồi ba đẩy xe tới trước, vì là xe líp liền nên chân tôi tự động đạp theo vòng quay của bàn đạp,còn tay thì lạng quạng bẻ ghi đông qua lại. 

Suốt buổi chiều hôm ấy, tôi chỉ biết cầm lái, còn ba đẩy và chạy bộ theo tôi suốt dọc nẻo đường. Đến khi trả xe nhìn chiếc áo thun ba lỗ của ba đã ướt đẫm mồ hôi, tôi thương ba vô cùng! Nhớ có lần ba kể, hồi còn nhỏ, lúc ở Châu Đốc, mỗi chiều, ba công kênh tôi ra sân bóng rổ để ba luyện tập. Đến nơi, khi thì tôi vui vẻ ngồi bên ngoài sân cho ba vào nhập cuộc, khi thì ba thả xuống, tôi lại co hai chân lên. Thế là ba đành ở bên ngoài làm khán giả vì đứa con gái cưng trở chứng. Bây giờ, ngẫm lại mới cảm nhận rằng: Tuy không nói ra nhưng tình thương ba dành cho tôi là vô bờ bến, vô điều kiện mà tôi đáp lại có được là bao. Tôi tự thấy như mình thật nhiều lỗi với Người, lại càng thắm thía hơn câu “nước mắt chảy xuôi” mà người ta thường nói.

Ba đi Sàigòn, việc tập xe được giao lại cho chị giúp việc. Không như ba tập, tôi bị té nhiều lần, trầy cả hai đầu gối. Có lần đau quá, định quát chị, chợt nhớ bài Đức dục vừa học “bổn phận đối với người giúp việc” nên tôi không dám la chị mà chỉ biềt khóc. Đó là hiệu quả của môn Đức dục ngày xưa là thế.

Mấy hôm sau, đi học về, tôi mừng không sao kể xiết khi thấy chiếc xe đạp nhỏ màu đỏ tươi có kẻ viền trắng xinh ơi là xinh đang dựng ở trong nhà. Hai bánh xe tròn to, vỏ màu trắng nổi bật cái sườn đỏ tươi với cặp vè bằng nhôm sáng loáng. Chiếc xe có đầy đủ đồ phụ tùng như đèn, chuông, thắng, cây chỏi, bọc sên và có cả boọc ba ga. Điều làm tôi thích nhất là xe có 2 bánh phụ phía sau, nhờ thế mà tôi không bị té khi tập xe nữa. Chiếc xe nầy ba mua đắt tiền lắm, hình như là 120 hay 1200 đồng tôi không nhớ rõ. Sau nầy, ba còn làm thêm một yên dài bằng gỗ ở phía trước để tôi chở được 3 đứa em cùng lúc, hai đứa ngồi trên yên gỗ phía trước, một đứa ngồi sau boọc ba ga. Mỗi chiều, khi cơm nước xong là tôi chở các em đi chơi.

Chiếc xe đạp đỏ, đã gắn liền với tám chị em chúng tôi. Ngoài ra còn thêm gần mười đứa cháu cũng từng sử dụng chiếc xe này. Có lẻ hiện nó đang nghỉ dưỡng ở nhà Út Huệ tại Tân Châu. Không biết nó có còn sức lực để làm tiếp nhiệm vụ dìu dẫn bước đầu cho những đứa trẻ muốn lên ngựa sắt nữa không, dù nó đã trải qua bao lần thay vỏ ruột, đổi màu sơn /.

Tân Châu 25-6-2010
VÂN KHANH

4 thg 7, 2010

Chuyện thời sự

Hai hôm nay về TC đám giỗ. Có ghé Châu Đốc và Xuân Tô chụp mấy tấm hình, hôm nào rảnh sẽ đưa lên xem.
Vừa về đến nhà LX, thấy tin thời sự của Bút Lông viết hợp ý quá nên đưa lên đây để nhớ. Hôm qua đọc báo thấy Vinashin lỗ 80 ngàn tỉ, hôm nay báo Tuổi Trẻ đăng lỗ 90 ngàn tỉ,. . . Cám ơn nhé Bút Lông Blog Phan Lợi.


“Chúng tôi muốn nói lời xin lỗi nhân dân” – lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) vừa chính thức lên tiếng sau khi thừa nhận họ đã quá say sưa tham gia thị trường chứng khoán, nhà đất, bảo hiểm (là những lĩnh vực sở đoản, ngoài ngành)... mà thiếu tập trung vào công việc chính là đóng tàu.
Vì thế trên nền tảng là vốn vay, gặp khủng hoảng kinh tế thế giới, Vinashin rơi vào khó khăn buộc phải “cơ cấu lại”, mà thực chất đó là một mỹ từ chỉ một dạng doanh nghiệp phá sản.
Tương tự, để xảy ra tình trạng mất điện trên diện rộng vừa qua, Tập đoàn Điện lực (EVN) cũng đã đưa ra lời xin lỗi.
Theo cách nói của bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc thì “hơn cả việc xin lỗi, EVN cần kiểm điểm lại toàn bộ hoạt động của mình để những sự cố tương tự không xảy ra trong thời gian tới”. Lý do là theo đánh giá của Chính phủ, trong những khó khăn gây nên thiếu điện những yếu tố chủ quan vẫn là nguyên nhân chính. Trong đó, EVN và Bộ Công thương đã không làm tốt công tác dự báo nhu cầu cũng như những khó khăn về nguồn điện, nên không thể đưa ra giải pháp kịp thời.
Trong khi đó, như một lãnh đạo dầu khí cho hay, tất cả những mặt bằng tốt nhất phục vụ cho việc đóng tàu Vinashin đã “xí chỗ”, nhất quyết không chịu “nhả” dù năng lực kém, dù nhu cầu của dầu khí về tàu chở dầu đang rất bức xúc.
Còn EVN, do độc quyền truyền tải và phân phối điện nên tất cả các nguồn phát điện đều phải “lạy” EVN theo cơ chế xin-cho thì mới mong thành phẩm của mình có “đầu ra”.
Do vậy trước cả hai lời “xin lỗi” nói trên, nhân dân (không còn cách nào khác là) buộc phải chấp thuận vì quyền lực cao nhất đã uỷ quyền cho nhà nước mất rồi.
Hơn thế, thay mặt nhân dân, nhà nước đã đứng ra bảo lãnh 700 triệu USD vốn trái phiếu Chính phủ cho Vinashin; đã khước từ đề án tái cơ cấu ngành điện mà Bộ Công thương đề xuất dẫn đến tình thế giờ đây nợ của Vinashin thì ngấp nghé tài sản (nợ 80 ngàn tỷ - tài sản 90 ngàn tỷ); EVN vẫn “một mình một chợ” trên thị trường điện nên hễ thiếu là... cắt, bất cần biết xã hội lao đao thế nào!
Rõ ràng, lãnh đạo cả hai ngành nói trên đều không hoàn thành nhiệm vụ, phụ bạc những ưu ái và niềm tin của nhân dân, cần phải có những chế tài trách nhiệm.
Thế nhưng một lãnh đạo mới đây tuyên bố: cứ kỷ luật, cách chức thì lấy đâu ra cán bộ làm việc thì e rằng nhân dân còn phải nghe “xin lỗi” dài dài...

Bài gốc: Chẳng lẽ cứ phải nghe lời xin lỗi mãi?

2 thg 7, 2010

NGƯỜI VIỆT ỒN ÀO

Tôi không biết người Mỹ, nói chung, có trầm lặng hay không. Nhưng tôi biết chắc một điều: Người Việt chúng ta, nói chung, thì rất ồn ào.


Tôi không nói đến những sự ồn ào khi xem bóng đá hay trong các cuộc tranh tài khác. Ở đâu cũng vậy. Văn hoá thể thao hay văn hoá lễ hội là văn hoá của đám đông và của sự ồn ào.

Ở đây, tôi chỉ giới hạn trong đời sống hàng ngày.

Với giới hạn như thế, tôi có cảm tưởng, sự ồn ào của người Việt là một điều rất đáng nói.

Ồn ào từ ngoài đường phố. So với các đường phố trên thế giới, đường phố Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn, đứng đầu là Sài Gòn và Hà Nội, có hai đặc điểm nổi bật nhất: lộn xộn và ồn ào. Chuyện lộn xộn thì chúng ta đã bàn trong bài về văn hoá giao thông; còn chuyện ồn ào thì cũng đã được nhiều người đề cập. Tôi đã từng nghe nhiều người bạn vốn du lịch nhiều, nhận xét: Chưa thấy đường phố nào ồn ào như đường phố ở Việt Nam.

Đi xe, từ xe hơi đến xe gắn máy, người ta bóp còi inh ỏi liên tục. Ở ngoại quốc, lái xe, thỉnh thoảng chúng ta cũng bóp còi. Mục đích chủ yếu của việc bóp còi là để nhắc nhở chiếc xe phía trước điều gì đó, chẳng hạn, đèn đã xanh nhưng họ vẫn tiếp tục ngừng lại. Ở Việt Nam, bóp còi chủ yếu là để nhắc nhở những người lái xe khác, trước mặt và chung quanh, là mình đang… lái xe.

Để họ nhường đường hoặc đừng quẹo ẩu. Thành ra, bắt chước Descartes, có thể nói, ở Việt Nam, “Tôi bóp còi, vậy tôi hiện hữu!” Hậu quả của “triết lý” đó là, theo ghi nhận của mấy người bạn và người quen của tôi, ở Việt Nam, hai bộ phận trong xe hơi và xe gắn máy dễ bị hư nhất là: kèn và thắng. Hầu như lúc nào chúng cũng hoạt động liên tục.

Ồn gần ngang ngửa với đường phố là chợ. Trong tiếng Việt có thành ngữ “ồn như chợ” hay “ồn như chợ vỡ”. Không có chợ nào đang hoạt động và có khách mà lại hoàn toàn im lặng. Nhưng độ ồn của nhiều chợ, nhất là các chợ ở Tây phương, thường rất chừng mực. Nói cho đúng: ở đó có nhiều tiếng động hơn là tiếng ồn. Thỉnh thoảng có vài chợ, một lúc nào đó, có người cầm loa phóng thanh quảng cáo hay chào mời khách hàng. Nhưng, thường, trong cả chợ, chỉ có một vài người chào mời hay quảng cáo như thế. Khi cửa hàng này dùng loa phóng thanh thì cửa hàng khác im lặng. Chợ Việt Nam, ngược lại, hầu như lúc nào cũng ồn. Tiếng chân lê trên dép nhựa. Tiếng chào hàng. Tiếng trả giá. Tiếng cãi cọ. Tiếng cười nói. Tiếng nhạc mở từ trong các tiệm. Ồn nhất là tiếng rao hàng. Ra ngoại quốc, người Việt vẫn giữ nguyên thói quen rao hàng rất ồn ào như thế. Cứ vào các khu chợ Việt Nam thì thấy. Đại khái: “Xoài tươi, 20 đô một thùng đây! Mại dzô!”, “Sầu riêng mới nhập từ Thái Lan, 3 đô một ký đây! Dzô đi bà con ơi!”. Thường người ta không nhường nhau. Mạnh ai nấy gào. Người bên cạnh gào to thì mình cố gào cho to hơn nữa. Cuộc chiến giành khách được thể hiện, trước hết, bằng độ lớn của những tiếng mời khách.

Cũng ngang ngửa với chợ là quán nhậu. Vào các quán bia rượu của Tây phương, người ta dễ thấy cảnh từng nhóm ngồi vừa uống vừa chuyện trò rù rì với nhau. Ở các quán nhậu Việt Nam thì khác hẳn. Nhậu, người Việt Nam thường có một thói quen mà người ngoại quốc hiếm khi có: ép. Uống một mình hình như người ta không thấy… dzui. Người ta phải mời người khác: “Cụng ly!” Vào cuộc, cụng. Nhậu ngà ngà rồi, cũng cụng. Đã ngất ngư, cũng cụng nữa. Người nào không tự nguyện cụng ly thì bị ép. Trong quán nhậu, lúc nào cũng nghe lảnh lói những tiếng mời ép như tiếng hô xung trận: “Dzô!” hay “Trăm phần trăm!” Ngoài chuyện mời hay ép, người ta còn bày cách phạt nhau. Đến muộn: phạt! Uống ít, phá mồi nhiều: phạt! Uống mà không say thì không “đã”. Mà đã say thì nói nhiều. Nhiều nhất là chuyện tiếu lâm. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trong các quán nhậu, lâu lâu người ta lại cười rú lên.

Ngay trong các lớp học, người Việt Nam cũng ồn. Lớp toàn sinh viên Việt Nam càng ồn. Ở các lớp xen kẽ vừa sinh viên ngoại quốc vừa sinh viên Việt Nam, theo kinh nghiệm đi dạy gần cả 20 năm của tôi, đám sinh viên Việt Nam cũng thường có thói quen nói chuyện trong lớp nhiều nhất. Trong các cuộc họp hành hay hội nghị cũng thế. Trên bục, diễn giả cứ nói; ở dưới, thính giả cứ tự nhiên chụm đầu vào nhau rì rầm. Thỉnh thoảng lại cười rinh rích trông rất hả hê.

Nhưng không phải chỉ ở ngoài đường, ngoài chợ, trong quán nhậu, trong lớp học hay hội trường, người Việt mới ồn. Tôi muốn nói thêm: ở đâu người Việt Nam cũng ồn. Cái ồn không ở hoàn cảnh mà ở cái giọng. Nói chung, theo tôi, phần lớn người Việt Nam có giọng nói và tiếng cười khá to. Dĩ nhiên không phải tất cả. Nhưng có nhiều, rất nhiều. Có thể nói là đa số.

Ở trường học, ngồi trong văn phòng, nghe rộ lên những tiếng cười rổn rảng; chưa kịp nghe giọng, tôi đã biết ngay: người Việt! Thỉnh thoảng cũng nhầm: không phải người Việt. Mà là người Hoa! Thì cũng… đồng văn cả!

Thật ra, nếu đi thi giọng, chưa chắc giọng người Việt đã lớn. Có khi ngược lại. Có điều, ở chỗ công cộng, người Tây phương thường hãm âm thanh lại cho… vừa đủ nghe. Còn người Việt thì không. Ở đâu và lúc nào cũng thường chỉ có một “volume”. Lại là volume ở độ cao nhất.

Tại sao có hiện tượng như thế?

Trong cuốn “Người Trung Quốc xấu xí” (bản dịch của Nguyễn Hồi Thủ, nxb Văn Nghệ, California, 1991), Bá Dương cũng ghi nhận là người Trung Quốc, đặc biệt là người Quảng Đông, cũng rất ồn ào. Ông cũng đặt câu hỏi: Tại sao? Rồi ông trả lời: “Bởi tâm không yên ổn. Cứ tưởng lên cao giọng là mình mạnh. Cho nên lúc nào cũng chỉ cốt nói to, lên giọng, mong lý lẽ đến với mình.” (tr. 40).

Tôi không nghĩ đó là trường hợp của người Việt Nam. Tôi cho tính ồn ào chỉ là tàn tích của xã hội nông nghiệp. Ngay cả hiện nay, đa số người Việt vẫn còn sống ở nông thôn. Tuyệt đại đa số người Việt từ trung niên trở lên, ngay trong thành phần trí thức, cũng có gốc gác nông thôn.

Đời sống nông thôn khác đời sống thành thị ở nhiều phương diện, nhưng quan trọng nhất, theo tôi, là ở quan hệ giữa nhà ở và nơi làm việc: cả hai, thật ra, là một. Nhà để ở đồng thời cũng để làm việc. Người ta may vá trong nhà, dệt cửi trong nhà, đan lát trong nhà. Người ta phơi lúa ngoài sân, giã thóc ngoài sân; nuôi heo, nuôi gà, nuôi vịt trong vườn; trồng trọt cây trái và rau cỏ cũng trong vườn. Nhà, do đó, được kiến trúc theo lối đa chức năng; rất ít khi chia phòng, ngay cả nhà của phú hộ. Ý niệm riêng tư hầu như không có. Ngủ, phần lớn là ngủ chung; ba bốn người trên chiếc giường. Giường, phần lớn đặt sát bên nhau, ở một góc nào đó, không có vách ngăn. Có khi người ta ngủ ngay trên chiếc phản đặt giữa nhà.

Từ nhà này sang nhà khác, cũng không ai cần báo trước. Cứ xồng xộc bước thẳng vào nhà. Không thấy chủ ở nhà trên thì đi thẳng xuống nhà dưới; không thấy nữa thì đi tuốt ra sau vườn. Nói chuyện, người ta cũng không cần đến gần nhau. Người mẹ vừa nấu ăn trong bếp vừa lớn tiếng la rầy con đang chơi trước sân, dặn dò chồng đang lúi húi đào đất sau vườn, hay tâm tình với bà hàng xóm bên cạnh. Không có ý niệm riêng tư, không ai “care” đến chuyện làm phiền người khác vì giọng nói hay tiếng cười rổn rảng hoặc chói lói của mình.

Ở thành thị thì khác. Nơi ở và nơi làm việc thường là hai không gian khác nhau. Sáng, người ta đến hãng, sở hay công ty làm việc với nhiều người khác: đó là không gian lao động và cũng là không gian công cộng. Tối, người ta mới về nhà nghỉ ngơi: Nhà trở thành không gian để nghỉ ngơi và hoàn toàn có tính chất riêng tư. Để bảo vệ tính riêng tư, nhà người ta lúc nào cũng cửa đóng then cài. Ngay trong nhà, giữa người này và người nọ cũng có những sự riêng tư nhất định. Mỗi người một phòng riêng. Không phải lúc nào người ta cũng có thể xồng xộc vào phòng nhau. Thậm chí, ở phòng này, người ta cũng không muốn làm phiền người ở phòng bên cạnh. Nhạc chỉ mở vừa đủ cho mình nghe. Và nói, người ta cũng chỉ nói vừa đủ cho người đối thoại nghe. Tiếng ồn, do đó, bị xem như một sự xúc phạm và vi phạm vào sự riêng tư của người khác. Có thể nói “điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe” hầu như là quy luật của đời sống thành thị.

Những thói quen ăn to nói lớn, bất chấp sự riêng tư và quyền có sự im lặng của người khác được nuôi dưỡng trong nền văn hoá nông nghiệp kéo dài cả hàng ngàn năm ăn sâu vào chúng ta, không dễ gì mai một, ngay khi chúng ta đã ở thành phố, kể cả các thành phố đã được đô thị hoá rất cao ở Tây phương. Còn ở các thành phố mang nhiều chất nông thôn như ở Việt Nam thì khỏi phải nói.

Sự tồn tại của người-Việt-ồn-ào không chừng còn lâu. Có khi sang tận thế kỷ 22.

Theo NGUYỄN HƯNG QUỐC

Cháu ngoại