QuocHung's Blog

28 thg 2, 2010

Truyện ngắn của Cúc

Ông lão mù
Ông làm bạn với chiếc gậy tre đã từ lâu lắm rồi sau một lần bệnh nặng vì đậu mùa, đôi mắt của ông đã vĩnh viễn chia tay ông từ dạo đó và để lại trên gương mặt ông những vết rỗ hoa cà vào lúc ông hai mươi hai tuổi, cũng kịp để ông trao dồi kiến thức cho mình làm hành trang vào đời sau này




Cũng có thể gọi ông là trí thức vì ông văn hay chữ tốt, biết ông là người hay chữ bà con ở làng trên xóm dưới gửi con tới cho ông dạy học, không hẳn phải trả bằng tiền vì bà con còn nghèo lắm và ông cũng nghèo, hằng tháng mọi người trả cho ông con cá, mớ rau, hay người có đất thì đợi tới mùa sẽ trả cho ông vài giạ lúa, vậy mà ông chắt mót cũng dư lúa được nhiều vì ông ăn chẳng có bao nhiêu. Ngoài văn hay chữ tốt ông còn đàn ca rất hay nhất là đàn cò, chiều chiều những trai làng thường đến nhà ông ngồi nghe ông đàn và cũng góp vui bằng vài câu vọng cổ, vậy mà có một người đi đâu đó về ngang qua làng nghe được tiếng đàn của ông về nhà không ăn ngũ được, từ đó người ấy thường vượt vài dặm đường đến đây núp sau những bụi chuối nghe ông đánh đàn để về mà tương tư, người ấy đang có chồng con yên ấm ở làng bên nhưng vì mê tiếng đàn của ông mà có một hôm bà đến nghe trộm ông đàn và không muốn đi nữa, từ đó hai người nương tựa vào nhau mà sống.

Từ ngày có bà, ông làm thêm một nghề nữa là làm cà ràng ông táo bán kiếm tiền để nuôi thêm một miệng ăn, ngày ngày bà đi lấy đất sét ở các bến sông đem về để ráo cho ông nắn lò, tuy ông mù nhưng nắn lò rất khéo, và dân ở quanh vùng hay mua giúp ông, hoặc có ai đặt ông đan rổ, rế, thúng, bồ chứa lúa, cái gì ông cũng làm được hết.
Cuộc tình của ông cũng nở hoa kết trái, bà đã sinh cho ông một cô con gái thật dễ thương, ai cũng mừng cho ông vì dù sao cũng có người lo cho ông lúc tuổi già, con của ông lớn lên cũng giúp cha dạy học trò, nó cũng giống ông là thông minh và học giỏi, nhưng trời không thương cho trót, con gái mới được tám tuổi thì bị chết đuối, niềm vui của ông khép lại, từ đây ông chỉ còn biết nương vào cửa phật tìm vui trong kinh kệ, ông cũng tới lui về nhà chứ không ở hẳn trong chùa vì còn có bà, nhưng tính tình thì nóng nảy hơn trước hay la rầy bà làm bà tủi thân và thường khóc một mình, thấy vậy có người nói sao bà không kiếm chồng khác đi, bà nói “ tuy vậy chứ mười người sáng mắt đổi một người mù bà cũng không đổi “, vậy mới biết bà thương ông rất nhiều

Tuổi đời chồng chất lại đau yếu liên miên cũng nhờ một tay bà chăm sóc, nhưng tính ông mỗi ngày một khó, bà đã lặng lẽ bỏ đi để ông ở lại trong căn chòi quạnh quẻ với căn bệnh trầm trọng, ông mỏi mòn trong chờ đợi vô vọng, rồi vào một đêm mưa gió ông đã ra đi mãi mãi trong lạnh lẻo âm thầm và nhớ bà da diết.

Hình Khoa ở bờ sông Hàng Gòn

=========== LKC

27 thg 2, 2010

Chuyện ngắn của D.Thúy Hằng

BA CHỊ EM
Gia đình tôi có 8 chị em. Thưở nhỏ, tuy là con gái nhưng tôi lại thường chơi chung 2 đứa em trai. Ngày đó, trẻ con đâu có những trò chơi hiện đại như bây giờ, nên chúng tôi chỉ biết lội sông, tắm sông hoặc bắt cá lúc nước lên.


Năm đó, tôi 12 tuổi, 2 đứa em cách nhau 2 tuổi. Được tin Ngoại từ quê lên chơi, đang ở nhà người Dì, 3 chị em tôi rủ nhau xuống thăm Ngoại. Nhà Dì tôi lúc đó ở ngang rạp hát, gần UBND huyện bây giờ. Để tránh phải đi bộ 1 quãng đường dài, 3 chị em quyết định lội ngang sông ( kênh Vĩnh An lúc bấy giờ rất cạn, chỉ như 1 con rạch nhỏ, nước không sâu quá đầu )

Thế là chúng tôi xắn quần áo, đứa em lớn lội trước, tôi ở giữa, còn đứa em nhỏ phía sau. Vừa lội, chúng tôi vừa khúc khích cười đùa vì cho rằng mình quá khôn ngoan. Điều đáng nói la tôi không hề biết bơi. Đến giữa dòng, nước sâu hơn dự đoán, em tôi lên tiếng cảnh báo. Nhưng không kịp nữa rồi, tôi đã hụt chân, chới với nước xộc vào mũi, đang ngạt, sặc sụa! Tôi hớp lấy để từng chút không khí quý giá và nghĩ mình chết đến nơi. Bỗng nhiên, tôi thấy mình khỏe lại. Sống rồi! Tôi reo lên nhưng cũng vừa kịp nhận ra đứa em lớn của tôi đã hụp xuống để cõng chị trên lưng, còn đứa em nhỏ cũng đang loay hoay tìm mọi cách giúp chị. Lúc này tôi vô cùng lo sợ cho em và khóc oà lên. May mà cũng qua được đến nơi. Khỏi phải nói, 2 đứa em tôi bị uống nước đã đời!

Ba chị em sau một phen chết khiếp, yên lặng nhìn nhau. Nước sông chan hòa nước mắt yêu thương !
Sau này nghe kể, cả nhà ai cũng giật mình! Ba chị em là ................

Thúy Hằng

Bài nhạc của Phan Ngọc

Đây là nhạc phẩm của anh hai Phan Ngọc (Kiến) viết về Tân Châu, đăng trong tập san Tân Châu ngày mới của Ban TG thị xã Tân Châu.

Nhấn chuột vào bài nhạc để phóng lớn lên xem cho rõ.

26 thg 2, 2010

Truyện 100 chữ của Nguyên

Kéo cá bằng khăn choàng tắm.

Năm Giáp thìn 1964, nước ngập đầy cả chợ Tân Châu. Ba chị em 14, 12 và 10 tuổi lấy cái khăn choàng tắm của Ba đi vòng chợ kéo cá.

Đi đến đường bên cạnh Hội đồng xã , khỏi nhà chú Nghéo chừng vài căn nhà; kéo trúng nhiều cá quá, ham, kéo miết. Đến người chị hụt giò, chìm nghĩm mất tiêu. Hai anh em hoảng hổn kéo chị lên, thùng đựng cá ngã đã đổ hết cá ra ngoài. Ba chị em xách thùng không về, dấu không cho ai biết chị mới hụt giò. Ba chị em là . . .
Năm Nguyên

Ngoại tôi (Phần 2) - D.T.Vân Khanh

HAI MẢNH ĐỜI KHỐN KHÓ
 Ông Ngoại tôi người Triều Châu ở bên Tàu. Ông theo người chị ruột (bà Cô tôi ) sang lập nghiệp ở Cần Ché (Campuchia)


Đến khi bà Cô tôi lập gia đình, vừa phải làm dâu nhà chồng vừa phải nuôi em. Để tránh cảnh khó xử cho chị, ông Ngoại tôi đi theo người bà con họ về Việt Nam sinh sống (ở bên Tàu người cùng họ ở chung một làng) . Lìa bỏ quê hương là một nỗi đau, xa rời người thân còn đau gấp bội! Bà Cô tôi buồn lắm khi ông Ngoại tôi ra đi. Nghe kể, sau nầy bà ăn trường chay và tu tại gia cho đến khi qua đời.

Có lẽ do duyên số đẩy đưa, ông Ngoại tôi vào làm công cùng một nhà với bà Ngoại . Thế là hai mảnh đời khốn khó lại kết hợp cùng nhau. Tôi không biết ở Bạc Liêu có ai bà con không mà ông bà Ngoại tôi cũng lại đưa nhau về đấy buôn bán tạp hóa mà hồi ấy gọi là bán hàng xén. Cho đến khi Ngoại tôi có thai gần sinh Dì Hai (chúng tôi gọi là mẹ) thì ông bà Ngoại tôi mới đưa nhau về Phú Lâm lập nghiệp luôn tại đây.

Ngày đó, giao thông chưa được mở mang . Từ Bạc Liêu về Phú Lâm, ông bà Ngoại phải đi bằng ghe chèo tay. Vượt đoạn đường dài như thế biết bao gian khó. Còn chừng ba cây số nữa đến nhà thì bà Ngoại bất ngờ chuyển dạ. Vì là đứa con đầu lòng nên ông bà Ngoại lo sợ vô cùng lỡ sinh trên ghe rồi biết làm sao! Cả ông lẫn bà thi nhau khấn vái thần linh phò hộ cho về đến nhà hãy sinh nở. Có lẽ lời khẩn cầu được chấp nhận nên dì Hai tôi được sinh tại nhà.

Hình chụp Dì hai trước nhà
Dì hai và các cháu
Cuộc sống tha hương đã rèn thêm cho ông bản lĩnh cùng với tính cần cù, chịu thương chịu khó của bà đã làm nên một cơ nghiệp sau nầy. Đất đai Ngoại mua nhiều lắm, nhà thì mở tiệm buôn lớn. Tuy giàu có như thế nhưng đến ngày mùa bà Ngoại vẫn vào đồng trông coi việc gieo sạ. Việc đất đai, đồng áng thì bà Ngoại quản lí cả. Phần ông lo việc bán buôn và xã hội. Ông được bầu làm Phó ban Hoa Kiều nên ông thường lên Tân Châu làm việc. Lúc đó, thời Pháp thuộc mỗi người dân phải đóng thuế thân . Ông thường đứng ra bảo lãnh cho những người không có tiền đóng để họ được đi lại tự do. Đôi khi không có ông Ngoại, người ta phải vào tận trường Má đang học để nhờ Má thay mặt cho ông Ngoại bảo lãnh dùm.

Bà Ngoại sinh được 5, 6 lần có cả trai lẫn gái nhưng chỉ nuôi được hai người con gái là Mẹ và Má tôi. Tôi nhớ có một nhà văn đã nói “khi người chồng thành công trên thương trường thì lúc đó người vợ thất bại trong tình yêu”. Thêm vào đó quan niệm trọng nam khinh nữ của người Trung Hoa. Lấy lí do tìm con trai nối giỏi, ông Ngoại cưới thêm vợ nhỏ. Bà Ngoại ghen, buồn đến sinh bệnh… Nhưng rồi mọi việc rồi cũng trôi qua vì chuyện “trai năm thê bảy thiếp” thời ấy cũng là chuyện bình thường. Ngoại lại chăm cho chuyện mùa màng đất cát như xưa và cai quản tất cả mọi việc trong nhà khiến bà Ngoại nhỏ ghen ngược trở lại vì bà không có chút quyền hành và không được ông Ngoại trân trọng. Một thời gian sau, bà nhỏ bỏ nhà ra đi cùng với đứa con gái nhỏ của bà. Bà Ngoại có cho người đi tìm nhiều lần nhưng không gặp được bà.

Tuy nhà có của ăn của để như thế, bà Ngoại vẫn buộc Mẹ và Má tôi phải vào đồng khi thì gom lúa, hái đậu hoặc bẻ bắp. Có lẻ Ngoại muốn cho các con biết sự nhọc nhằn để có được hạt gạo, trái bắp mà ăn . Cách dạy con của Ngoại đáng để con cháu chúng tôi học tập. Má tôi kể lại, có một lần Mẹ không muốn vào đồng vì sợ bị nắng ăn nên Mẹ cầm một cây dài vừa quất vào đám đậu xanh vừa quát: ”Cho mầy có trái nè, cho mầy có trái nè”. Không hiểu vì sao đám đậu chỗ ấy lại có trái nhiều hơn những chỗ khác nên còn phải bẻ lâu hơn.


D.T.Vân Khanh (Còn tiếp)



  HÌNH CHỤP ĐẤT ĐAI CỦA NGOẠI

Cháu Cố trai và cháu Sơ gái của Ngoại

Cháu Ngoại gái, và 2 cháu cố trai
Trước đây đất này là ruộng, sau 1975 lên líp lập vườn. Cháu cố tên Khoa.
Chụp xuống: Đường Cộ ngang trước sở đất Ngoại mua có 2 Ninja cầm chổi
Quay lại chụp lên:  2 Mặc Rô đang làm dáng giữ xe ở đường Cộ

Trịnh Công Sơn từng lấy vợ năm 26 tuổi.

         Dường như mỗi người đàn bà đi qua cuộc đời cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn đều để lại một bài hát.
         Một loạt bóng hồng từng xuất hiện trong lời ca như Diễm (Diễm Xưa), Nguyệt (Nguyệt Ca) hay Quỳnh (Quỳnh Hương)… và người ta cho rằng cả đời Trịnh Công Sơn không hề lấy vợ. Nhưng theo tiết lộ của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo thì Trịnh Công Sơn không hề độc thân cả đời, mà ông đã từng lấy vợ.

Đồn thổi những bóng hồng trong nhạc Trịnh

Dường như có nhiều người tình ngang qua âm nhạc Trịnh Công Sơn. Mỗi người đàn bà đi qua cuộc đời cố nhạc sĩ tài hoa đều để lại một bài hát cho cuộc đời âm nhạc của nhạc sĩ đa sầu, đa cảm và đa tài Trịnh Công Sơn. Người tình của ông có khi là Diễm (bài hát Diễm Xưa): “Chiều nay còn mưa sao em không lại”; có khi tên là Nguyệt (bài Nguyệt Ca): Từ khi trăng là Nguyệt, đèn thắp sáng trong tôi/Từ khi em là Nguyệt cho tôi bóng mát thật là/Từ khi em thôi là Nguyệt, coi như phút đó tình cờ”. Có khi bóng hồng đó lại tên là Quỳnh (bài hát Quỳnh Hương): “Ta mang cho em một đóa Quỳnh/Quỳnh thơm hay môi em thơm”; khi thì lại tên là Tường Vi: “Một đêm bước chân về ngõ nhỏ/chợt nhớ đóa hoa Tường Vi”. Những bóng hồng ấy hiện lên trong thơ nhạc Trịnh thật đẹp, thật buồn để rồi một lần nhạc sĩ từng thốt lên một cách bồi hồi, xao xuyến đến nao lòng: “Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ/Ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa”.

Tên tuổi của cố nhạc sĩ từng một thời gian gắn liền với nữ ca sĩ có giọng hát liêu trai Khánh Ly. Những ai đã từng nghe Sơn Ca 7 hẳn sẽ không bao giờ quên và buộc phải nghĩ rằng, nếu không có một tình yêu thật nồng cháy giữa nhạc sĩ và ca sĩ thì không thể có một sự kết hợp tuyệt vời đến thế. Nhưng giữa họ có một tình yêu ngoài cuộc đời hay không thì không ai dám khẳng định. Có lần nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo hỏi Trịnh Công Sơn về điều này thì ông chỉ cười và hát “Áo xưa dù nhầu, cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau”. Còn Khánh Ly thì 13 năm sau khi ra nước ngoài đã phát biểu trên một tờ báo ở Mỹ (1988) rằng: “Tôi yêu Huế bởi từ Huế tôi mới biết thế nào là tình yêu. Tôi không muốn nhắc đến những điều đã được viết quá nhiều về một nơi chốn. Tôi chỉ muốn viết về Huế của riêng tôi và như vậy cũng có nghĩa là mở ra cánh cửa của kỷ niệm, của những hân hoan đau đớn, những ước mơ không thành, những dằn vặt ám ảnh tôi suốt 13 năm qua. Mười ba năm trước đã không thành, không nói thì bây giờ lẽ ra càng không nên nói. Bởi dù có thêm 100 năm nữa “hai mái đầu xanh giờ đã bạc” cũng chẳng còn bao giờ gặp lại nhau. Nếu có chăng nữa thì cũng là kiếp sau. Nhưng “tình đã tưởng yên mà tâm còn động vọng”. Thì ra 13 năm với tôi vẫn còn là cơn mộng. Chưa thoát ra được. Không thoát ra được. Không muốn thoát ra. Còn cố gắng bao che, tự lừa dối mình cũng chỉ là một cơn mộng. Đêm sẽ qua, mộng sẽ tàn. Ta sẽ tỉnh. Thấy tóc vẫn xanh với lời dặn xưa: Qua đèo Hải Vân nhớ cột tóc, kẻo gió bay nghe em!”.

Sau này có một số ca sĩ chọn nhạc Trịnh Công Sơn cho giọng hát của mình như Hồng Nhung, Thùy Dung... Và như cố nhạc sĩ tài hoa thường nói, những giọng hát mới ấy đã làm cho âm nhạc của ông trẻ lại.

Lễ cưới “bí mật” sau Nhà hát Sài Gòn

Báo giới đã tốn không ít giấy mực để bàn về cuộc đời độc thân với vô số bóng hồng đi qua đời nghệ sĩ tài danh. Có người cho ông là người lập dị, có người cho đó là sự cống hiến trọn đời cho nghệ thuật. Nhưng sự thật, có rất ít người biết được rằng Trịnh Công Sơn từng cưới vợ từ năm ông 26 tuổi. Đó là một câu chuyện lạ có thật. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo từng hỏi thẳng Trịnh Công Sơn khi ông còn sống về chuyện này và Trịnh Công Sơn thú nhận rằng, lễ cưới của ông từng được tổ chức tại một nhà hàng sang trọng phía sau Nhà hát lớn Sài gòn cuối năm 1964. Cô dâu chính là người đẹp Thanh Thúy. Thanh Thúy là một vũ nữ gốc Hoa đẹp nổi tiếng thời bấy giờ, người ta thường gọi cô là Thanh Thúy Tàu hoặc Hoa Cưng. Cô làm vũ nữ ở nhà hàng Catinat nơi Trịnh Công Sơn thường lui tới và tình yêu đã nảy nở giữa hai người. Đám cưới diễn ra rất đơn giản, ngoài cô dâu, chú rể chỉ có hai người bạn thân thiết của ông là họa sĩ Trịnh Cung và họa sĩ Đinh Cường.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng từng kể lại với nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo rằng, trong một cuộc trò chuyện với Trịnh Cung về những người yêu “toàn nói giọng bắc” của Trịnh Công Sơn, anh mới biết chuyện này. Hai người liền đến Quán Trịnh tìm Sơn để hồi ức về lễ cưới kỳ lạ đó. Đấy là một buổi tối đẹp trời, tiệc cưới được bày trên một cái bàn ngoài ở ngoài sân cỏ. Trên bàn thắp nến. Người đẹp Thanh Thúy mặc áo đầm trắng nhảy tung tăng trên thềm. Trịnh Công Sơn rất vui, nói với Trịnh Cung và Đinh Cường: “Nhí nhảnh như một con chim”. Tiệc đến nửa chừng thì nến tắt. Hai người bạn nhắm mắt lại để Trịnh Công Sơn đeo nhẫn cho cô dâu. Đó là chiếc nhẫn mà Trịnh Cung và Đinh Cường góp tiền mua chung để mừng lễ cưới của bạn. “Một giọt nước nóng bỏng rơi xuống lưng bàn tay làm Sơn suýt co tay lại. Đấy chính là giọt lệ của Thanh Thúy”, Trịnh Công Sơn hồi tưởng lại với bạn và anh nói rằng: “Sơn không bao giờ quên giọt nước mắt hạnh phúc của người đẹp rơi xuống đám cưới của đời mình”. Đêm hôm đó, Trịnh Cung và Đinh Cường đưa cô dâu, chú rể về phòng tân hôn là phòng riêng của Thanh Thúy. Đến cửa phòng thì hai anh quay về. Nhưng đi được một quãng khá xa thì họ chợt nghe tiếng giầy lóc cóc đuổi theo sau lưng. Hai người ngoảnh lại nhìn, hóa ra người đuổi theo chính là chú rể Trịnh Công Sơn! Sơn vừa thở hổn hển vừa thanh minh: “Bỗng dưng ở lại một mình với một người đàn bà trước mặt, mình hoảng quá, không biết làm gì, đành bỏ chạy cho khỏe!”. Năm ấy Trịnh Công Sơn bước vào tuổi 26.

Giờ đây người nhạc sĩ tài hoa đã vĩnh viễn dừng lại ở tuổi 63. Người ta còn viết nhiều về anh, về những “bí mật” của anh, cũng như người ta còn hát mãi hàng trăm ca khúc tuyệt vời của anh. Phải chăng, những cuộc tình như những vết thương đã làm nên tình sử Trịnh Công Sơn, khiến cho âm nhạc của anh sâu sắc và độc đáo khi ngợi ca tình yêu và phận người: “Lòng tôi có đôi lần khép cửa/Rồi bên vết thương tôi qùi/Vì em đã mang lời khấn nhỏ/Bỏ tôi đứng bên đời kia...”.

Lã Xưa -
GiadinhNet
(Ghi theo lời kể của Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo)

22 thg 2, 2010

Mẹ tôi

Bài thơ của chị thứ ba, Thúy Hằng:

Mẹ tôi mất vào một ngày nắng ấm
Phút giây buồn nước mắt chảy về tim !
Mẹ tôi mất trong bình yên, thanh thản
Để lại cho đời bao nỗi nhớ khôn nguôi !


Khi Mẹ mất, dù tóc tôi chớm bạc
Vẫn thấy mình thơ bé, cút côi !
Khi Mẹ mất : ngỡ chiêm bao, mộng mị ?
Giữa ban ngày – như một ánh sao rơi !

Mẹ tôi đó : một vòng tay nồng ấm
Vất vả, tảo tần hôm sớm nuôi con
Mẹ tôi đó : một vòng tay che chắn
Cho con thơ vững bước giữa cuộc đời !

Thôi Mẹ nhé, nghìn thu yên nghĩ
Bên mộ phần, vầng tang trắng Con mang
Tôi khóc Mẹ, trong đêm buồn lặng lẽ
Cõi vĩnh hằng : nơi đó – có Mẹ tôi

Dương Thúy Hằng.

Ngoại tôi (Phần 1) - D.T.Vân Khanh

Hằng năm,cứ vào ngày Tết, gia đình chị em tôi thường về quê ngoại, trước để cúng Tổ tiên, sau đó viếng mộ Ông Bà và Ba Má tôi.


Từ xa, đã thấy khu mộ của gia tộc hiện lên bên cánh đồng lúa xanh mơn mởn. Phía trái, một vạt hoa cúc vàng, cúc tím xen lẫn với vạn thọ Nhật bản, người trồng đã bán Tết và dành lại một phần cho rằm Thượng ngươn. Các con, cháu, ai cũng vui vẻ, đứa thì lo sắp bánh mức lên từng ngôi mộ, đứa chụp ảnh, đứa quay phim. Đứng trước mộ Ngoại, trong làn khói nhang nghi ngút, tôi bỗng nhớ lại những câu chuyện được nghe kể về cuộc đời của ông bà.
Viếng, cúng mộ xong - Picnic Tết năm 2002
Ba của bà Ngoại tôi (ông Cố tôi ) thứ tư, là con của gia đình khá giả có nhiều ruộng đất ở xã Phú Lâm, quận Tân Châu. Nhưng không hiểu vì sao, ông bà Cố tôi lại đi ở đậu nhà bà con và lưu lạc xuống tận Bạc Liêu để mưu sinh .Cho đến năm ba mươi lăm tuổi thì ông Cố tôi bệnh nặng qua đời, còn lại bà Cố một mình phải bương chải để nuôi mẹ chồng và bầy con dại nheo nhóc. Nghèo quá, bà Cố tôi đành nghe lời mẹ chồng rứt ruột đem cho đứa con thứ sáu mới sinh để đỡ gánh nặng gia đình. Tôi nghe kể lại, khoảng mười mấy năm sau, ông Tư tôi có trở lại tìm gặp em, nhưng bà Sáu tôi không chịu theo anh về với mẹ ruột. Tôi nhớ, có gặp được bà Sáu một vài lần khi bà về thăm mẹ nhưng sao lợt lạt lắm.

Ở xứ người, tứ cố vô thân bà Cố tôi lại bồng chống đàn con dại trở về quê cũ. Bà Ngoại thứ hai là con lớn trong gia đình nên phải làm mọi việc: ẳm em, làm cỏ, giả gạo…nói chung là làm mướn để phụ mẹ nuôi em. Chẳng những không được đi học mà bà Ngoại tôi còn phải đi ở nhà người cô họ giàu có để lấy tiền nuôi ông Tư và ông Năm tôi ăn học. Sau nầy ông Năm đỗ đạt được bổ đi dạy học . Thưở ấy dân trí còn rất thấp, trong làng ai cần làm giấy tờ hay đơn từ ông luôn sẵn sàng giúp đỡ nên mọi người rất nễ trọng và kính yêu coi ông như một thân hào nhân sĩ trong làng. Còn ông Tư, không hiểu vì buồn phiền hay có duyên với đạo mà ông là tu sĩ của đạo Cao Đài làm đến Sĩ Tải.

Năm tháng dần trôi, Ngoại bây giờ là một cô thiếu nữ hiếu thảo, chăm làm, giỏi giắn việc nhà nên được cô thương yêu . Trong nhà cô của Ngoại lúc ấy, có một thanh niên Hoa kiều đang làm công tánh tình hiền lành, chịu thương chịu khó mà bà rất tin cậy nên bà đứng ra tác hợp cho hai người.

Anh 2 Kiến và Dượng 5 bá

Vân Khanh (còn tiếp)

Hình chụp Tết 2010

Chụp ở lầu nhà Cúc

Gia đình

Cậu Út và cháu Trúc Quân




Bé Quân và cậu Huy




Cúc đây





Khoa và cô 7 trong đồng



Xem hết Album nhấn ở đây

18 thg 2, 2010

Bài thơ 2 về Mẹ của Bs.Kim và Thuý Huệ

CHỈ CÒN CHÚNG CON ĐI


Con sẽ đi xa khỏi “chốn nầy”
Và bao năm năm nưã chẳng “về đây”
Biết bao kỷ niệm mười năm sống
Thương nhớ buồn đau thế đã đầy
Còn nhớ hôm nào Mẹ bảo con:
“Mẹ ngại theo con suốt cuộc đời”
Thẩn thờ con chỉ ghi vào dạ
Định đến khi đi giải cạn lời.

Nào ngờ lời nói như trăn trối
Đến lúc con đi Mẹ chẳng còn
Bao nhiêu mong ước bao nhiêu tủi
Đất khách từ đây xót dạ con.
Đau lòng con lắm Mẫu thân ơi!
Những tưởng sum vầy vui bóng xế
Cửa cao nhà rộng mấy năm chờ
Chưa ở mà buồn đã thoáng vương.
Còn gì lưu luyến ở nơi nầy?
Còn gì đâu nữa ở thêm lâu
Đêm tối canh khuya choàng tỉnh giấc
Ngó quanh nhìn quẩn dạ bồi hồi.
Chỉ còn đây di ảnh của Mẹ Cha
Cho con con mang theo suốt cõi đời nầy
Bể đau thương con đắm chìm tận đáy
Hương linh xin Cha Mẹ hãy theo cùng.
Con đi mà chẳng có Mẹ Cha
Tan nát lòng con mắt lệ nhòa
Bao năm vui sống đời sum hợp
Bỗng chốc song đường cách biệt xa.
Để Cha Mẹ lại ngàn thương nhớ
Trời đất gây bao nỡi xót xa
Con gom nước mắt lòng sầu thảm
Ghép mấy vần thơ gửi lại Người
Tân Châu 01-8-2003
Huệ –Kim

Bài thơ về Mẹ của Bs.Kim và Thuý Huệ

VIẾNG SONG THÂN

Ra đi con hẹn tết này về
Hơn bốn mươi xuân chẳng phải xa
Thời thế xui nên giờ cách trở
Xuân nầy đành lỗi với mẹ cha.
Con biết giờ này mẹ nhận ra
Thiếu đứa con mà mẹ gần nhiều
Từ lúc ly hương luôn tưởng nhớ
Mong ngày gặp lai kể chuyện xa

Các chị,anh em chắc đủ đầy
Quây quần bên mẹ chắc vui lây
Thắp hương con gửi ngàn thương nhớ
Bay đến bên mồ viếng mẹ đây
Lâu lắm mộ phần con chửa lau
Cat bụi chắc nhiều bám đã lâu
Cho con chia chút công anh chị
Xin mẹ mĩm cười kể có con
Cho con gửi mẹ đóa cúc vàn
Và cành mai nở,cành hoa tươi
Mà mẹ vẫn thường mong như ý
Và đã vun trồng biết mấy mươi
Nén hương con thắp sáng hôm nay
Khói trầm theo gió thoảng xa bay
Thân ở phương trời lòng về mẹ
Quê nhà con vắng tết năm nay.
Xuân năm 2003
Huệ Kim

Những bài thơ về Mẹ của chị Vân Khanh

Mẹ Tôi

Như tiếng sấm giữa ngày quang đãng
Mẹ bỏ con bỏ cả cuộc đời !
Con chợt thấy như mình lạc lõng….
Giữa chợ đời nghiệt ngã bon chen.
***
Tuổi đã lớn, con nào biết lớn
Mẹ đi rồi con bỗng bơ vơ…
Kiếp nhân thế Mẹ tròn phận Mẹ
Cõi Vĩnh Hằng xin Mẹ an vui.

Tân Châu 28-11-2000
Vân Khanh


Sám hối

Mẹ yên nghỉ với nụ cười thanh thản
Bảy sáu năm tròn Mẹ được mấy ngày vui?
Các con Mẹ tuy giờ đều đã lớn
Bảy đứa là Mẹ có bảy nỗi lo riêng.
***
Con nhớ lại, thuở chúng con niên thiếu
Một thân cò, Mẹ lặn lội bon chen
Mẹ dạy bảo, Mẹ đở nâng, che chắn
Cho từng đứa con chập chững vào đời
***
Kể sao hết những truân chuyên Mẹ trải?
Mẹ nhọc nhằn, Mẹ lận đận, gian nan…
Tuy khôn lớn nhưng chúng con chưa nghĩ
Đến một ngày… Mẹ vĩnh viễn ra đi.
***
Công ơn Mẹ, chúng con chưa báo đáp
Mẹ vội vàng lìa bỏ chúng con đi
Con thảng thốt như người mộng mị
Mất mẹ rồi, sự thật nhói tim con.
***
Chúng con nguyện: suốt đời noi gương Mẹ
Thương cháu con, nhẫn nại đến quên mình
Chúng con sẽ là những người nối tiếp
Truyền thống gia đình: đùm bọc chở che nhau

TânChâu 20-12-2000
VÂN-KHANH

Hai bài truyện ngắn nhất của chị hai Vân Khanh

Hai bài truyện ngắn nhất của chị hai Vân Khanh:
1. Hớt tóc
2. Ước

 ==================
1, Hớt tóc
Ngày xưa,để tiết kiệm tiền, mẹ thường hớt tóc cho ba. Rồi các con lần lượt chào đời. Tóc các con, lại vẫn được hớt từ bàn tay mẹ. Suốt mấy mươi năm qua, mẹ nghiễm nhiên là thợ chuyên nghiệp của cả nhà. Giờ mẹ đã qua đời . Lần đầu tiên vào tiệm hớt tóc, tiệm hiện đại, thợ tay nghề cao. Anh bỗng thấy mình lúng túng tay chân thừa thải Nhìn những sợi tóc rơi rơi theo từng nhát kéo, anh nghẹn ngào thầm nghĩ: Sao bằng mẹ! Sao bằng nhà mình mẹ ơi! Giọt nước mắt chực trào ra khóe, anh nuốt ngược vào cùng với nỗi nhớ mẹ thiết tha


2. Ước
Hồi nhỏ, gia đình khó khăn,khi thấy người hàng xóm cho con chó Nhật ăn miếng chả lụa. Thằng em nói với anh nó: ”Ước gì mình được làm con chó đó thì sướng biết mấy hén anh”. Anh quay đi mà lòng anh quặn thắt !
Lớn lên, anh quyết tâm học tập để đổi đời cho em mình được sung sướng. Giờ anh đã thành đạt, nhà cao cửa rộng,bửa cơm với nhiều món ngon vật lạ thì em đã không còn nữa. Lòng anh đau như có ai xát muối, mỗi khi nhìn thấy chả lụa và con chó Nhật bản của nhà ai.

17 thg 2, 2010

TPO: Đại gia Việt ẩn danh ?

Những người giàu ở Việt Nam, mà tài sản rất nhiều người nhìn thấy trên thị trường chứng khoán (TTCK) cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, vậy còn các đại gia ẩn danh khác thì sao? Họ có thực sự giàu như đồn thổi.

Ông chủ khu du lịch Đại Nam

Ngay từ khi Khu Du lịch Đại Nam (Bình Dương), nơi được xem là khu giải trí lớn nhất Đông Nam Á chưa mở cửa, người ta đã tò mò “chủ nhân của nó là ai”? Trên danh nghĩa, khu du lịch này do Cty cổ phần Đại Nam đầu tư, mà người nắm cổ phần chủ yếu là ông Huỳnh Uy Dũng (tên cũ của ông Huỳnh Phi Dũng với biệt danh Dũng lò vôi - PV). Cty này chính là Công ty Cổ phần Thanh Lễ rồi Công ty Cổ phần Phát Triển KCN Sóng Thần đổi tên thành.

Ông Dũng giàu nức tiếng từ cuối những năm 90 thế kỷ trước, sự giàu có của ông Dũng có được phần lớn nhờ vào các dự án KCN Sóng Thần 1,2,3 với diện tích hàng trăm héc ta mỗi khu, đồng thời là sự ăn nên làm ra từ hàng loạt dự án địa ốc tại Bình Dương. Gần đây, ông Dũng nổi danh hơn với Khu du lịch Đại Nam, mà vốn đầu tư đã lên tới gần 2.000 tỷ đồng, trong tổng số 3.000 tỷ tổng vốn đầu tư dự kiến.

Mang tiếng là Cty cổ phần nhưng chưa bao giờ số cổ phần của ông Dũng và gia đình công khai, nên rất ít người biết thực hư số tổng tài sản của ông có sánh ngang với bầu Đức, ông Đặng Thành Tâm hay ông Phạm Nhật Vượng.

Nhưng chỉ với hàng loạt KCN, Cty và dự án địa ốc cùng khu du lịch hoành tráng trên, thì lượng tài sản mà ông Dũng đang sở hữu lên tới nhiều ngàn tỷ đồng. Thậm chí, giới đầu tư đồn đoán nếu Đại Nam niêm yết, ông Dũng sẽ nhanh chóng lọt vào TOP 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Bà Tư Hường

Chuyện Cty Hoàn Cầu của nữ Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Hường (Tư Hường- PV) tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ 2008 tại Khánh Hòa nhận được nhiều khen chê khác nhau. Sau sự kiện này, dư luận cũng biết ít nhiều về người phụ nữ được đồn đoán là giàu nhất VN.

Cũng như ông Dũng, tài sản của bà Tư Hường không thể đong đếm qua TTCK nhưng cách mà Hoàn Cầu bỏ ra hơn 10 triệu USD để làm Hoa hậu Hoàn vũ cùng hàng trăm tỷ để biến KDL Diamond Bay (Nha Trang- Khánh Hòa) đủ tiêu chuẩn tổ chức sự kiện trên trong vòng 1 năm đã cho thấy lời đồn cũng không ngoa.

Cộng với hàng loạt dự án bất động sản tại miền Trung, TPHCM và nhiều tỉnh thành khác thì bà Hường chẳng thua kém gì những vị trong TOP 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán 2009.

Từ đầu những năm 90, bà Tư đã nổi tiếng với hai phi vụ thu lời hàng chục triệu USD, số tiền quá lớn vào thời đó. Đó là phi vụ bà đầu tư 15 triệu USD để xây dựng Nhà máy bia Vinagel rồi bán lại cho San Miguel giá 25 triệu USD. Sau đó, bà Tư Hường bỏ ra 5 triệu USD để xây dựng nhà máy nước giải khát rồi tiếp tục bán lại cho Lipovital với giá 17 triệu USD...

Chúa đảo Tuần Châu

Cách đây bốn năm, đặc phái viên của báo Le Figaro ở Hà Nội đã có bài phóng sự “Những nhà tỷ phú đầu tiên của Việt Nam” có nhắc đến Chúa đảo Tuần Châu Đào Hồng Tuyển. Đi kèm với bài báo là tấm ảnh chụp vịnh Hạ Long nơi mà ông Tuyển đã biến đảo Tuần Châu thành khu du lịch đón tiếp khoảng 5 triệu du khách trong năm 2005. Đó cũng là thời kỳ ông Tuyển được đồn đoán là người giàu nhất Việt Nam khi chưa có bảng xếp hạng trên sàn chứng khoán.

Tháng 4 - 2009, ông Tuyển hoàn thành dự án bến du thuyền đầu tiên tại Việt Nam và tuyến phà Tuần Châu – Cát Bà với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Không khác với những đại gia ẩn danh khác nhưng việc hai công ty lớn nhất trong số 14 Cty của ông Tuyển đã được Công ty định giá và dịch vụ tài chính - Bộ Tài chính định giá 10.000 tỷ đồng cho thấy nhà báo Pháp đã không nhầm khi chọn ông Tuyển để viết bài. Tuy nhiên cũng như các đại gia ngoài sàn chứng khoán khác, ông Tuyển thực sự giàu như thế nào vẫn còn là bí ẩn.

Người có con bị bắt cóc đòi tiền chuộc 10 triệu USD

Giữa tháng 12-2009, dự án cụm cảng Long Toàn (Duyên Hải, Trà Vinh) đã khởi động với vốn đầu tư khoảng 1.700 tỷ đồng của ông Trầm Bê đầu tư khiến nhiều người nhớ lại những câu chuyện cũ.

Khó quên nhất là vụ Bình kiểm bắt cóc Trầm Trọng Ngân- con trai ông Trầm Bê để đòi tiền chuộc 10 triệu USD năm 2005. Ra tòa Bình kiểm trả lời vì biết rõ ông Bê rất giàu nên tổ chức vụ bắt cóc đòi tiền chuộc nhiều nhất VN từ xưa đến nay.

Vậy ông Bê giàu cỡ nào? Cách đây 3 năm, một tờ báo đã ước đoán số tài sản của ông Bê khoảng 2.000 tỷ đồng căn cứ vào cương vị cổ đông chính của NH Phương Nam và Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Triều An- Một bệnh viện tư lớn nhất TPHCM.

Tuy nhiên, ông Trầm Bê còn nắm khoảng chục Cty khác với số vốn hàng trăm tỷ đồng/cty như Cty Hàm Giang, Sơn Sơn hay có cổ phần khá lớn trong Cty cổ phần đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCCI). Đại gia này cũng rất ít xuất hiện trước công chúng, báo chí.

Những lần hiếm hoi ông Bê lên tiếng là vụ nguyên Chủ tịch HĐQT Phương Nam bị bắt hay lần con trai ông bị bắt cóc. Tài sản của ông còn đươc suy đoán từ việc bỏ ra hàng chục tỷ đồng/năm để làm từ thiện, xây trường, lập đoàn văn nghệ phục vụ miễn phí, xây cầu, dựng nhà ở từ thiện tại Trà Vinh, quê ông.

Phương Linh (TPO)

14 thg 2, 2010

Tết này còn ai nhớ đến tiền xu?

Cùng một mẹ Ngân hàng Nhà nước sinh ra, nhưng em, những đồng tiền xu nhỏ xinh, không nhận được ánh mắt trìu mến của người đời. Dù giá trị của em cũng tương đương, nhưng vì làn da của em vàng màu kim loại, không trắng trẻo như anh chị em tiền giấy nên em thường bị phân biệt đối xử.

Còn nhớ ngày mới ra đời, số phận em không hẩm hiu như vậy. Thuở còn thai nghén, em cũng được mọi người chờ đợi, được mong mỏi và hy vọng nhiều lắm. Những ngày đầu mới sinh, ai ai cũng quý mến, nâng niu và tìm mọi cách để có được em. Em ra đời vào những ngày giáp Tết nên người lớn cũng như trẻ nhỏ đều muốn có em, mong em trở thành những đồng tiền lì xì mang lại may mắn cho họ trong cả năm. Họ còn gọi em là những đồng tiền vàng. Em còn sống thoải mái trong những hộp, những túi dành riêng cho mình cơ. 



Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, thời hoàng kim đó chẳng kéo dài được lâu. Nhiều người tiêu dùng coi em là gánh nặng. Các bà, các chị đi kêu rằng mang em nặng nề, lại hay rơi mất nên mặc dù giá trị của em rất phù hợp với kiểu tiêu dùng nhỏ lẻ ở chợ nhưng vẫn bị họ tẩy chay. Phải trong trường hợp bất đắc dĩ, em mới được họ chấp nhận và ngay sau đó họ cũng tìm cách đẩy em đi thật nhanh. Ngay cả ở siêu thị, em cũng chẳng nhận được sự chào đón như vốn dĩ em đáng được hưởng. Đến nay, em gần như bị rơi vào quên lãng. Những anh chị tiền xu mệnh giá hàng nghìn thì còn thấy xuất hiện trên thị trường chứ các em tiền xu mệnh giá hàng trăm thì dường như biến mất.

Trong khi thân em bé nhỏ thiệt thòi là vậy thì những anh chị tiền giấy lại được ưu ái vô cùng. Mặc dù tuổi đời đã quá cao, thân hình già cỗi rệu rã, chắp vá, làn da nhăm nhúm, chuyển màu nhưng họ vẫn được trao đổi một cách thuận tiện, được đón nhận một cách vui vẻ mà chẳng phải chịu một lời ì xèo nào. Họ luôn được hưởng phận con đẻ, trong khi chịu cảnh con nuôi và thường bị bỏ quên.

Nhìn rộng ra các nước, em càng thấy tủi thân. Những đồng loại của em ở nước ngoài được lưu thông rộng rãi, thường được dùng để gọi điện thoại, để đi xe buýt... và chẳng thấy ai than về sự nặng nề hay bất tiện. Cũng chẳng thể trách được vì ở nước ta, hệ thống tiêu dùng sử dụng em vẫn chưa được trang bị đồng bộ. Thực tế là hiện nay, em dù chưa bị khai tử song cũng sống vất vưởng, chẳng khác gì không tồn tại. Lại một cái Tết nữa đang tới rất gần, nhưng cảnh mọi người đua nhau để có được đồng tiền xu vàng chắc chỉ còn là dĩ vãng.

Gia Hân (www.baodatviet.vn)

12 thg 2, 2010

Đằng trước là phía Nam là biển

Nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã trò chuyện với ông, giáo sư chính trị học Cao Huy Thuần, về quá trình Nam tiến, mở cõi của cha ông, và về việc gìn giữ những giá trị cội nguồn.

Thưa anh, anh từng viết: “Vạn đại dung thân là gì nếu không phải là cái thấy chiến lược bừng sáng trong đầu về một chân trời mới mở rộng ra trước mắt, không phải cho một đời Nguyễn Hoàng, mà cho cả ngàn đời một dân tộc thường xuyên đi tìm lối thoát khỏi một vị thế địa dư trứng nằm dưới đá”. Từ bài học ấy của người xưa, anh kiến giải thế nào về hành trình mở cõi của cha ông để lại cho con cháu nguyên vẹn dải đất hình chữ S mà khởi nguồn chỉ là một nửa chữ S?



Hành trình mở cõi bắt đầu từ khi nước Việt Nam mới sinh. Tôi xin phép nói đùa như vậy để nhấn mạnh tầm quan trọng quyết định của yếu tố địa dư. Lập nước trên miếng đất như vậy, chữ “Nam tiến” nằm sẵn trong tử vi. Chị xem địa hình miền Bắc: châu thổ, núi, sông. Châu thổ bằng phẳng như bàn tay, núi cheo leo tràn vào đất, và sông thì tuyệt vời anh hùng lao động, không ngừng dâng bầu sữa thơm bú mớm cho đồng bằng. Lúc nhỏ, tôi học: đồng bằng Bắc bộ chỉ rộng 15.000 cây số vuông mà phải nuôi 6,5 triệu nông dân. Nông dân ấy thở với sông Hồng và phập phồng với nó: lúc nó giận dữ, sóng ầm ầm cuộn nước lên bờ, mùa màng mất sạch, dân đói. Chỉ có một cách đối phó với đe doạ thường xuyên của nó mà thôi, là đắp đê. Nhưng lịch sử ghi chép bao nhiêu lần đê vỡ, lôi cuốn theo nổi loạn của nông dân cùng khổ. Đất chật, người đông, thiên tai, lũ lụt thường xuyên, nhưng chính đồng bằng sông Hồng đã tạo ra con người Việt Nam, đầy nghị lực, can trường, gian lao không quản, khổ nhọc không lui. Với những đức tính đó, những con người đó sẽ dần dần chinh phục những đồng bằng phía Nam như một sức đẩy tự nhiên.

- Nhưng mới đầu, khi vào Thanh Hoá, Nghệ An, rồi sau đó dần dần tiến xuống dải đất miền Trung, những con người ấy chỉ gặm được một khúc xương…

Một khúc xương giữa núi và biển, đất chỉ rộng từ 25 đến 50 cây số. Thanh Nghệ đồng khô cỏ cháy, những con người ấy lại phải vật lộn với thiên nhiên, với đói kém. Sâu hơn nữa về phía Nam, làng biển lại thường xuyên vật vã với phong ba, với nước mặn tràn vào ruộng. Nhắc lại những điều kiện địa dư đó – mà ai cũng biết – để nói rằng Nam tiến là giải pháp duy nhất của dân tộc Việt Nam, là vấn đề chết sống. Phát xuất từ đồng bằng sông Hồng, những nông dân sống với ruộng nước phải tìm ruộng nước để sống. Núi non không phải là đất sống của nông dân. Con người Việt Nam cho đó là xứ sở của ma thiêng nước độc. Cho nên hồi Pháp mới xây dựng thuộc địa, 20 triệu người Việt Nam sống trên 75.000 cây số vuông, trong khi hai triệu dân “thiểu số” chiếm 246.000 cây số vuông. Còn biển cả, dân Việt Nam không phải là một dân tộc thuỷ thủ, tuy sống dọc theo một bờ biển dài trên 2.000 cây số. Tế Hanh làm thơ: Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới/ Nước bao vây cách biển nửa ngày sông, nhưng dân chài trong làng ông chẳng dám mạo hiểm ra xa, đánh cá qua đêm rồi sáng hôm sau chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm. Sau này, các chúa Nguyễn canh tân tàu thuyền và người Pháp, khi mới đến, rất đỗi ngạc nhiên về kỹ thuật đóng tàu tinh xảo của miền Nam, nhưng trước đó, biển không phải là đất, là ruộng, giản dị như vậy. Văn minh Việt Nam là đất và ruộng. Đất để sống và ruộng để ăn. Giản dị vậy thôi, người nông dân Thuận Quảng tiếp nối Nam tiến của truyền thống sông Hồng. Họ lại càng sống chết với đất và ruộng khi chúa của họ cũng sống chết như thế. Cả chúa lẫn tôi đều không có giải pháp nào khác. Nam tiến thành công, một phần là nhờ địa lý đã un đúc nên các đức tính cần thiết cho những con người xông pha mở đất, nhưng phần chính là vì không có giải pháp nào khác. Khi đã một sống một chết thì cứ thế một đường mà đi mà đến. Chúng ta hiện nay đang ở trong tình thế như vậy, hoặc sống hoặc chết. Chúng ta đang bị dồn vào trong tình thế không có giải pháp nào khác.

- “Nam tiến ngày hôm nay là Nam tiến trong cái đầu”. Câu anh từng viết đó có nghĩa gì?
Tổ tiên chúng ta đã Nam tiến với lưỡi gươm và lưỡi cày. Với lưỡi gươm… Đừng quên rằng Chiêm Thành lúc đó là một dân tộc văn minh không kém, và thiện chiến. Họ không lấn vào Nam được vì vương quốc Khmer lúc đó đang ở trong thời cực thịnh vàng son. Họ phải xông lên phía Bắc, nhiều lần xâm lấn, cướp bóc Nghệ Tĩnh. Thạo đường thuỷ, Chế Bồng Nga có lần uy hiếp Thăng Long. Không bình Chiêm thì làm sao trị quốc? Chiến tranh với Chiêm Thành cũng góp phần bồi đắp ý thức Việt Nam. Nhưng cái tài của Việt Nam là đã Nam tiến với lưỡi cày. Lúc đầu, người Việt len lỏi lao động hoà bình bằng cách khai khẩn đất bỏ hoang của người Chàm. Rồi cũng như người Do Thái lúc mới lấn chiếm Palestine, họ mang theo kỹ thuật canh tác hiệu năng hơn, mô hình tổ chức xã hội chặt chẽ hơn, một ý chí lập nghiệp vững như núi, bấy nhiêu điều kiện đó giúp họ dần dà trở thành những ông chủ ruộng cấy. Tất nhiên, dân bản xứ phản ứng, nhưng đàng sau lưỡi cày là lưỡi gươm, lưỡi cày cứ lấn tới, lấn tới đâu dân tràn tới đó. Khi một nước đã có dấu hiệu suy, chính trị, văn hoá, đạo đức, xã hội suy trước, suy từ từ, chậm chậm, trong một thời gian dài, không để ý, cho đến khi kết liễu với thất bại quân sự. Nước Chiêm Thành đã suy như thế.

- Nhưng anh chưa nói gì về “Nam tiến trong cái đầu”…
Ấy là tôi muốn nói điều này trước đã: Nam tiến ngày xưa thành công vì còn nhờ thêm một yếu tố này nữa. Như tôi đã nói ở trên, núi non chiếm diện tích lớn trên bản đồ nước ta. Nhưng ta không ưa núi. Thuở nhỏ, tôi đọc tiểu thuyết Vàng và máu của Thế Lữ, bây giờ còn run với những trù, những yểm, những ma quái của rừng thiêng nước độc. Ta bỏ núi non cho những dân tộc mà trước đây ta gọi là “thượng”. Ta chỉ tình tự với núi rừng lúc làm chiến tranh. Chỉ lúc chiến tranh, Trịnh Công Sơn mới có người yêu chết trận Chu Prong hoặc Pleime gì đó. Còn thời bình thì chỉ Vàm Cỏ Đông em hỡi, Vàm Cỏ Đông em ơi.

Nhưng có Vàm Cỏ là nhờ gì? Nam tiến thành công là nhờ đâu nữa? Nhờ từ trong núi non không có xâm lăng đánh ra. Ta yên chí lấn đất vì ta không lo về mặt núi. Người Pháp thuộc địa biết vậy nên ngay từ đầu đã muốn biệt lập Tây Nguyên với đồng bằng để làm xứ sở tự trị, chia Trung kỳ ra làm cao nguyên với bình nguyên. Ta khinh miệt các dân tộc sống trên núi là “thượng”. Nhưng có kẻ khác không chê. Ngay từ đầu của thời thuộc địa, họ đã tận tâm tận lực biến “thượng” thành một giống dân có tín ngưỡng khác, khác với “thượng” và khác với những người Việt Nam, cũng trong mục đích lập xứ sở riêng. Bao nhiêu nước đã chảy qua cầu Long Biên, nhưng hình như cái ý định tách Tây Nguyên vẫn còn nguyên vẹn. Mà không phải chỉ có thuộc địa với tôn giáo! Núi non ngày nay không phải chỉ có “thượng” với cây trên rừng! Còn vàng dưới đất nữa! Cho nên, kìa… ai kia cũng đang làm một dạng đồn điền hao hao giống ta ngày xưa, không phải để cày đất ruộng mà để xới đất rừng, không phải chỉ để Nam chinh mà còn Tây tiến, tiến từ Tây Nguyên. Coi chừng, núi non Chi Lăng sẽ gặp núi non Lạng Biên. Núi liền núi sông liền sông.

- Bởi vậy ta chỉ còn có cách nối liền mũi Cà Mau của ta với các nước bạn ngoài biển khơi? Với đảo, với bán đảo? Với bạn bè đồng sàng đồng mộng? Đất xa đất nhưng biển liền biển?

Thì đó chính là Nam tiến trong cái đầu. Cả một chiến lược phải nghĩ. Dứt bỏ lối suy nghĩ cũ. Hy sinh tất cả. Chúng ta đang ở trong cái thế không có cách nào khác. Trong cái thế một chết một sống. Không chủ động chơi chung với bất cứ ai cùng một quan tâm thì chết. Nhưng muốn vậy, phải bắt người ta chơi với mình. Mà muốn bắt người ta như thế thì phải chứng tỏ với họ rằng mình là cần thiết cho chính họ. Phải làm cho họ thấy rõ mồn một rằng một nước Việt Nam mạnh, độc lập, là yếu tố cần thiết cho ổn định của cả vùng. Ta cũng bạn bè thật tình với mọi đại cường, nhưng ta cũng làm cho họ hiểu rằng ta là cần thiết để không ai là đế, không ai là vương, không ai là đế vương của ai, không ai là chúa tể của một vùng trời biển. Ta có làm được như vậy không? Được! Với điều kiện hy sinh tất cả.
Hy sinh cả quyền lợi riêng tư.

- Trở về lại với Nam tiến ngày trước. Trong cuộc di dân vĩ đại ấy, văn hoá Đại Việt đã tiếp xúc như thế nào với các văn hoá khác để làm giàu hơn bản sắc Việt Nam?

Năm 1069, vua Lý Thánh Tông cất quân đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là Chế Củ cùng một số tù binh, trong đó có một ông sư người Trung Hoa. Vua triệu sư vào triều, đem kinh luận và thiền học vấn đáp. Sư ứng đối lanh lẹ, xác đáng; vua kính phục, phong sư đến chức quốc sư. Đó là thiền sư Thảo Đường, tổ phái thiền thứ ba ở Việt Nam. Điều này đặt ra câu hỏi: phải chăng thời đó Phật giáo cũng đã có mặt tại Chiêm Thành, mà lại là Phật giáo thiền tông? Ngày nay, có ngôi chùa ở Huế, khi đào đất lên xây chùa, tình cờ tìm thấy trong đất vài tượng Phật mang nét điêu khắc của Chàm. Thời Lý, thời Trần, văn hoá Đại Việt cực kỳ vạm vỡ, với thiền là nòng cốt, quắc thước dung hợp Khổng Lão. Văn hoá ấy đã mạnh, nếu gặp thêm cơ sở thuận lợi trước đó nữa, điều dễ hiểu hợp lý là nó sẽ đồng hoá, dù muốn hay không. Sau này, khi các chúa Nguyễn tiến sâu vào Nam, tiến đến đâu dân lập chùa đến đó, chùa của chúa và chùa của dân ngẩng đầu trên đất mới nhìn trời mới. Điều đáng nói là không thấy lịch sử ghi một cuồng bạo văn hoá nào bắt dân mới theo đạo mới. Chỉ thấy văn hoá Đại Việt rộng mở, thâu nhận cả ảnh hưởng của văn hoá Chàm, về nghệ thuật, về âm nhạc. Bản sắc của Việt Nam nằm ở đấy: không có bạo lực tín ngưỡng, không có cực đoan tư tưởng, không có duy nhất chân lý. Về mặt dân chủng, dân Đại Việt cũng trộn lẫn với dân bản xứ, đẹp hơn hay không thì tôi không biết, nhưng thấy ai cũng khen con gái Huế…

- Con gái Sài Gòn cũng đẹp chứ! Theo anh, người Sài Gòn gìn giữ và làm mới thêm những giá trị nào của người Hà Nội, của cái nôi dân Việt?

Tôi là dân Huế, lần đầu tiên vào Sài Gòn học lúc người Bắc di cư vào miền Nam sau hiệp định Genève. Chân ướt chân ráo, mua trái cây, gặp cô hàng ngước mắt hỏi: “Anh Hai ở ngoài Bắc có sầu riêng không?” Với người Nam lúc đó, ai không phải là người Nam thì đều là dân Bắc cả. Tôi mê hai tiếng “anh hai” quá trời, vì cái giọng miền Nam ngọt ngào, chân thật, như người miền Nam mà tôi… cũng mê. Câu hỏi của chị, tôi muốn đổi ngược lại: làm sao tất cả những “người Bắc” – nghĩa là có tôi – cất giữ, trân quý cái chất ngọt ngào, chân thật đó của người Sài Gòn?

- Nhưng anh có buồn không khi chính Hà Nội đang mất dần bản sắc của mình? Những tinh hoa của Hà Nội cổ, từ lời ăn tiếng nói, con người, giá trị dòng tộc… đang phiêu bạt nơi đâu?

Đâu có phải chỉ Hà Nội? Huế của tôi cũng vậy. Huế là một đất văn hoá đặc biệt, khác với tất cả những nơi khác. Vì là đất chùa chiền, dân Huế không ăn thịt chó, trừ một thiểu số rất nhỏ. Bây giờ, quán hạ “cờ tây” nhan nhản. Cũng vì là đất chùa chiền, chợ Đông Ba không có tiếng chửi nhau ngày rằm, mồng một. Ức lắm thì chỉ chửi… gián tiếp: “Bữa ni mồng một, tau kiêng chửi, mai mồng hai tau sẽ chửi cha mi”. Như vậy cũng là văn minh rồi! Nay, chửi tục, nói tục, ăn tục, làm tục, không phải chỉ ở Hà Nội
Nhưng bi quan là chết, chị ạ. Nếu giữa mùa đông mà chị thấy một cánh hoa đào, thì đừng nguyền rủa gió bấc mà hãy cám ơn gió đông. Năm 1980, tôi về Hà Nội, rong xe đạp thăm thành phố, có lúc ngừng xe, chống chân hỏi đường, chỉ nghe quát: “Xuống xe!” Năm nay, về Hà Nội, ngừng xe hơi, mở cửa kính hỏi đường, kể cả hàng quán ven lề đều vồn vã chỉ đường cho khách. Trèo mấy trăm bậc thang đá lên Yên Tử, giữa núi non lạnh lẽo vẫn trẻ trung trai gái tham quan. Có tiếng chào hỏi đon đả: “Chào bác”, “Chào thầy”, và cả “A di đà Phật”. Mát ruột đến ngẩn ngơ. Tưởng như mình là cô thiếu nữ đi chùa Hương trong thơ: “Em nghe rồi ngẩn ngơ”.
Hãy vui như thế, chị ạ, với cả trăm chuyện vui nhỏ. Còn ngậm ngùi… Ai mà chẳng! Nhưng thôi, hãy để cho trái sầu nó rụng rơi. Tôi không phải là người hoài cổ.

- Để thoát khỏi tâm trạng hoài cổ đó, theo anh, phải làm gì?

Tôi không hoài cổ, vì hoài cổ đưa đến hoài cựu, mà hoài cựu là điều tôi thậm ghét... Ta hãy hổ thẹn so sánh với Trung Quốc: người Hoa trên thế giới đâu đâu cũng hãnh diện về nước của họ. Họ hãnh diện với hiện tại, họ hãnh diện với tương lai. Họ thấy trước mắt. Họ không quay nhìn đằng sau. Tôi đã lặp đi lặp lại, mong chị đừng nhàm chán: chúng ta đang ở trong giai đoạn một sống một chết. Muốn chết, hãy nhìn đằng sau. Muốn sống, phải nhìn đằng trước. Đằng trước là phía nam, là biển.
Thế nào là sống, thế nào là chết?
Thế nào là sống, là chết với ngàn năm Thăng Long? Sống là:
Chân ta bước lòng ung dung tự hào
Kìa nòng súng vẫn vươn lên trời cao.
Sống là:
“Thà làm quỷ nước Nam, không thèm làm vương đất Bắc”.
Đó là cách sống của Trần Bình Trọng.
Cám ơn anh.
Theo SGTT Online

10 thg 2, 2010

Bác sĩ gia đình

Gần đây những nhà quản lý y tế Việt Nam có đề cập đến mô hình bác sĩ gia đình để giải quyết nạn quá tải bệnh nhân ở các bệnh viện.

Gần đây những nhà quản lý y tế Việt Nam có đề cập đến mô hình bác sĩ gia đình để giải quyết nạn quá tải bệnh nhân ở các bệnh viện. Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh còn đưa ra phương án đào tạo bác sĩ gia đình trong dài hạn(1). Thế nhưng, vấn đề quá tải bệnh nhân ở các bệnh viện của Việt Nam là do quản lý kém chứ không phải Việt Nam thiếu nơi chữa trị bệnh cho bệnh nhân. Bằng chứng đã hơn 6 năm nay, khi tôi mở clinic tư nhân thì con số bệnh nhân nhập viện để điều trị nội trú chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vấn đề quan trọng để giải quyết tình trạng quá tải của Việt Nam nằm ở quản lý vi mô và vĩ mô của ngành y tế chứ không phải Việt Nam thiếu bác sĩ và thiếu nơi để bệnh nhân được điều trị. Như vậy, mô hình bác sĩ gia đình và nhiệm vụ bác sĩ gia đình ở các nước tiên tiến như thế nào là hiệu quả? Dường như ngay cả các cán bộ quản lý y tế Việt cũng chưa thấu hiểu hết điều này. Trong bài viết này tôi muốn đưa đến công chúng thế nào là một mô hình hệ thống bác sĩ gia đình tốt. Tôi xin lấy mô hình bác sĩ gia đình của Mỹ để làm xương sống cho bài viết.

Câu hỏi đầu tiên là định nghĩa, thế nào là một bác sĩ gia đình? Bác sĩ gia đình là bác sĩ được đào tạo bài bản, chính qui (không phải chuyên tu) và thêm 3 năm theo chế độ thường trú 24/24 ở các phòng khám, bệnh viện và sơ, cấp cứu tại nhà người bệnh sau khi tốt nghiệp y khoa. Ba năm này là ba năm họ không biết mặt trời mọc hay lặn lúc nào? Sau khi đã trãi qua 4 năm để lấy một cử nhân, rồi được nhận vào học 4 năm đày đọa ở trường y để lấy được tấm bằng bác sĩ. Như vậy để trở thành bác sĩ gia đình phải trãi qua 11 năm ròng rã với 4 năm cử nhân và 7 năm y khoa lý thuyết và thực hành. Chương trình đào tạo 3 năm sau khi đã tốt nghiệp bác sĩ bao gồm một số lĩnh vực y khoa về chăm sóc sức khỏe cộng đồng như sau(2):

1. Chăm sóc sức khỏe cho tất cả các lứa tuổi từ trẻ đến già.
2. Điều trị và chăm sóc những bệnh mãn tính như: tiểu đường, hen suyển và bệnh tim.
3. Điều trị bệnh tai, mũi, họng.
4. Điều trị cấp cứu.
5. Các thủ thuật tiểu phẫu.
6. Chăm sóc sức khỏe tâm thần.
7. Điều trị bệnh xương khớp.
8. Điều trị bệnh lý mắt.
9. Chương trình x quang chẩn đoán.
10. Điều trị bệnh lý hệ thống đường niệu – sinh dục.
11. Lập kế hoạch sức khỏe cho gia đình, tư vấn về sinh sản và tình dục cho phái nữ.


Hãy cứ nhìn chương trình học 3 năm sau khi đã tốt nghiệp bác sĩ y khoa của một bác sĩ gia đình thì sẽ thấy những yêu cầu của một bác sĩ gia đình là rất cao. Họ phải là một bác sĩ đa khoa, có hiểu biết toàn diện từ chẩn đoán, điều trị đến tiên lượng một bệnh lý. Hòng quyết định đúng và kịp thời là bệnh nào điều trị ngoại trú (không nhập viện), bệnh nào phải bắt buộc nhập viện? Họ không chỉ biết nhìn một bệnh nhân ở một bộ phận cơ thể đơn độc như bác sĩ chuyên khoa, mà họ nhìn bệnh nhân dưới một hệ thống thống nhất của nhiều cơ quan, bộ phận bị trục trặc khi vận hành cho quá trình sống. Họ không chỉ điều trị cho người trưởng thành mà còn cả cho trẻ em và người già, không giới hạn giới tính như các bác sĩ chuyên khoa sản. Các bạn hãy tưởng tượng kiến thức y khoa của một bác sĩ gia đình là kiến thức toàn diện của một bác sĩ y khoa lâu năm, kinh nghiệm như một giáo sư bác sĩ của một trường dạy y khoa vậy. Thế nhưng, qua tiếp xúc nhiều bác sĩ gia đình của phương Tây. Tôi đánh giá về kiến thức và kinh nghiệm của họ không thể so với những bác sĩ có kinh nghiệm ở Việt Nam. Có nghĩa là ở đâu cũng có người tài. Vấn đề biết sử dụng người tài mới là quan trọng cho một nền y học của một đất nước.

Như vậy đã đủ chưa? Chưa đủ, vì sau khi được làm việc thì họ phải tự cập nhật kiến thức để cứ mỗi sáu năm họ phải được cập nhật kiến thức và nhận chứng chỉ lại ở các trường y. Từ đó, họ lại là những người vẫn có thể có những phát kiến mới trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho y học thế giới. Vẫn chưa đủ, vì ở tại phòng khám y khoa gia đình của các bác sĩ gia đình được trang bị một phần mềm nối kết với các bệnh viện có điều trị chuyên khoa. Phần mềm đó có thể liên lạc thông tin bệnh tật cho thân chủ từ lúc thân chủ ấy mới sinh ra đến ngày họ chết. Đã thế, nếu thân chủ của họ có đi du lịch cùng trời cuối đất trên quả địa cầu này, mà bị đau bệnh bất thình lình, thì chỉ cần một cơ sở y tế có hệ thống internet nối kết và yêu cầu thông tin về tiền sử bệnh của thân chủ ấy là họ sẽ gửi đến một bản tiền sử dài, có thể bằng như một sớ táo quân trình lên Ngọc hoàng thượng đế, không thiếu một chi tiết nào.

Sau khi ra trường, họ không làm việc ở các bệnh viện chuyên khoa, nhưng họ có phòng khám riêng của họ và có sự liên lạc thông tin với các bệnh viện, trung tâm điều trị chuyên khoa. Thân chủ nào trong khu vực gần phòng khám của họ tín nhiệm thì đăng ký khám bệnh ở họ. Bác sĩ gia đình nào có nhiều thân chủ thì được hưởng nhiều, vì biểu giá khám đã được qui định bằng nhau cho mỗi lần khám hoặc tư vấn sức khỏe cho bệnh nhân.

Bác sĩ gia đình có bắt buộc phải đến tận nhà bệnh nhân để khám bệnh không? Câu trả lời là không mà có, có nhưng mà là không! Tại sao? Vì họ chỉ đến nhà thân chủ khi có yêu cầu cấp cứu, còn lại nếu bệnh tật thông thường, mãn tính thì thân chủ phải đến phòng khám của họ và có đăng ký ngày giờ trước, chứ không dễ dàng như ở nước ta, thân chủ muốn khám khi nào thì cứ đến, còn bác sĩ thì cứ ngồi chờ, như chờ “cá cắn câu”!!! Ví dụ như khi Michael Jackson bị suy hô hấp do lạm dụng thuốc giảm đau có chất gây nghiện là morphine thì bắt buộc bác sĩ Conrad Murrey phải có mặt để hồi sức cấp cứu, nhưng thường ngày khi cần thì Micheal Jackson phải đến phòng khám của ông ta để xin tư vấn sức khỏe và xin toa thuốc để mua mà dùng.

Thế thì bệnh nhân có được vượt tuyến không? Câu trả lời có cũng đúng mà có cũng sai. Tai sao? Tất cả các trường hợp cấp cứu, nếu vì bất kỳ một lý do nào đó mà người bệnh không thể trì hoãn hoặc chờ đợi bác sĩ gia đình thì người bệnh đành phải tức tốc đến các khoa hoặc trung tâm cấp cứu (emergency center hay department) của các bệnh viện - ví dụ như tiêu chảy cấp - để được điều trị theo chế độ ở đơn vị săn sóc đặc biệt (Intensive care unit), nhưng rất tốn tiền. Nếu có bảo hiểm y tế thì may ra không sạt nghiệp, nếu không có bảo hiểm y tế thì chỉ cần 1 đêm ở các trung tâm cấp cứu với chế độ săn sóc đặc biệt thì 1.000 Mỹ kim không nghĩa lý gì! Ngoài trường hợp bất khả kháng, tất cả các bệnh lý mãn tính và thông thường đều phải được bác sĩ gia đình khám, chẩn đoán, điều trị và tiên lượng xong rồi phân loại là bệnh nào phải cần đi khám chuyên khoa ở bác sĩ nào? ở bệnh viện nào? Hay có phải nhập viện để điều trị hay không? v.v…

Có bạn lại thắc mắc rằng: Mỗi bệnh nhân chỉ có một bác sĩ gia đình quản lý sức khỏe và không được đi bác sĩ gia đình khác, đúng hay sai? Tại sao? Xin thưa là nữa đúng, nữa sai. Vì như phần trên tôi đã nói. Thân chủ tín nhiệm ai thì đăng ký bác sĩ đó. Nếu thân chủ không còn tín nhiệm bác sĩ cũ của mình thì đem thẻ theo dõi y tế của mình chọn bác sĩ khác. Có thể một bệnh nhân ở quận này, nhưng đăng ký theo dõi sức khỏe ở quận khác cũng không ai dám cấm. Nhưng trong thời gian đang đăng ký bác sĩ này thì không được đi khám ở một bác sĩ khác. Muốn đi khám bác sĩ khác thì phải rút đăng ký bác sĩ này chuyển sang theo dõi ở bác sĩ khác(3). Và dĩ nhiên, đó là sự cạnh tranh một cách công bằng về nghề nghiệp. Vì nó ảnh hưởng đến thu nhập của các bác sĩ gia đình.

Hệ thống quản lý y tế của Mỹ là một thể thống nhất, có trật tự theo luật lệ của từng tiểu bang. Một bác sĩ tốt nghiệp y khoa ra hành nghề ở tiểu bang này, không thể đi hành nghề tiểu bang khác. Vì mỗi tiểu bang như một quốc gia, có luật hành nghề y khác nhau. Muốn hành nghề tiểu bang khác thì bác sĩ đó phải thi lấy bằng luật ngành y của tiểu bang mà họ muốn đến sống và làm việc, ngoài tấm bằng chuyên môn. Hệ thống quản lý công quyền của nhà nước chỉ quản lý về luật y khoa mà không được quản lý và khống chế chuyên môn. Chuyên môn y tế được quản lý và khống chế do một tổ chức độc lập hoàn toàn với tư pháp, hành pháp và lập pháp. Tổ chức đó gọi là y sĩ đoàn(4), y sĩ đoàn là tổ chức của những thầy thuốc uy tín về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp được các bác sĩ thành viên đề cử giám sát và theo dõi mọi hoạt động nghề nghiệp từ chuyên môn đến đạo đức nghề nghiệp các thành viên. Họ có quyền truy tố và bảo vệ thành viên về chuyên môn và đạo đức trước pháp luật nhà nước.

Như vậy, để Việt Nam có một hệ thống bác sĩ gia đình tốt tham gia vào chống nạn quá tải ở các bệnh viện Việt Nam cần có những bước làm chuẩn tuần tự như sau:

1. Thiết lập hệ thống luật y khoa cho người dân và người hành nghề y.
2. Thiết lập và kiện toàn hệ thống quản lý y tế về chuyên môn và đạo đức có đủ uy tín về chuyên môn và đạo đức.
3. Phải có một hệ thống phần mềm quản lý y khoa thống nhất trong toàn quốc từ trung ương đến địa phương, từ bệnh viện ra đến các hệ thống phòng khám công cũng như tư nhân có thể kết nối liên lạc nhanh chóng.
4. Phải có một lực lượng bác sĩ đa khoa lâu năm, kinh nghiệm có kiến thức y khoa toàn diện làm nền tảng ban đầu xây dựng hệ thống bác sĩ gia đình. Chứ không phải đi đào tạo đâu đó ở trời Tây, chỉ biết bệnh của Tây mà không hiểu bệnh của ta là có thể làm được. Vì mỗi vùng địa lý có một số bệnh lý đặc thù với tầng suất xảy ra cao hơn và biểu hiện lâm sàng cũng khác hơn trên cùng một bệnh lý. Và vì Việt Nam không thiếu những bác sĩ có thừa khả năng để làm hệ thống bác sĩ gia đình tốt như trời Tây. Vấn đề là có biết sử dụng và biết quản lý hay không mà thôi.


Hy vọng rằng bài viết cuối cùng năm Kỷ Sửu sẽ là món quà đầu xuân Canh Dần, 2010 cho bà con một cái nhìn toàn diện: thế nào là bác sĩ gia đình, làm thế nào để có một hệ thống bác sĩ gia đình tốt cho người bệnh Việt Nam? Một lĩnh vực cũ người, nhưng mới ta. Mới vì không phải ta chưa có, nhưng vì ta đã làm, nhưng làm sai về quản lý. Các bạn thấy có gì thiếu sót thì góp ý thêm nhé. Cảm ơn,

BSHoHAI, 7h45' AM ngày 08/02/2010

9 thg 2, 2010

Chuyện con cá mập ở Phú Yên.

Con cá mập vừa được ngư dân Phú Yên bắt, mấy ngày qua đã là chuyện “hot” trên các phương tiện thông tin đại chúng. Và cả trong dân chúng.

Con cá mập vừa được ngư dân Phú Yên bắt, mấy ngày qua đã là chuyện “hot” trên các phương tiện thông tin đại chúng. Và cả trong dân chúng. Sau mấy vụ cá mập cắn người tắm biển ở bãi biển Qui Nhơn, người ta đã tưởng con “cá mập Phú Yên” này là thủ phạm. Nhưng, tiếc thay, không phải.

Vì thế, trước hết là ngư dân do tình cờ bắt được con cá mập này chịu thiệt. Đã đành, với thuyền nhỏ lưới nhỏ, họ chưa bao giờ có “tham vọng” săn bắt cá mập ngoài biển cả, mà chỉ đi đánh bắt những con cá nhỏ lằng nhằng. Chẳng may, hay là may cho họ, con cá mập “thứ dữ” nặng 1 tấn tự chui vào lưới của họ. Cứ như chuyện cổ tích.

Nhưng đây là chuyện cổ tích không có hậu, mà chỉ là chuyện “hậu cá mập”. Vì, do con cá mập này được xác định không phải là thủ phạm trực tiếp cắn người tắm biển ở Qui Nhơn, nên TP Qui Nhơn không thưởng cho ngư dân Phú Yên như đã hứa. Tỉnh Phú Yên thì cho đây là chuyện… thường ngày, ngư dân thì phải đánh bắt được cá, kể cả cá to, có gì đâu mà ầm ĩ, nên không mấy quan tâm.

Các nhà hải dương học, các cơ quan nghiên cứu khoa học chuyên về cá thì rất háo hức trước sự kiện này. Vì một con cá mập được bắt còn “nguyên đai nguyên kiện” là chuyện rất hiếm. Và tiêu bản này thực sự quý cho nghiên cứu khoa học. Nhưng, để có được “tiêu bản cá mập” thì, đầu tiên là… tiền đâu? Với các nhà khoa học, kể cả với cơ quan nghiên cứu khoa học, thì tiền tuy không hiếm như… cá mập, nhưng cũng không hề dễ xin, dễ kiếm.

Nhưng do quá muốn có con cá mập này, phía khoa học đã vận động tiền, và… trả giá trực tiếp với ngư dân. Do tiền ít, nên treo qua trả lại, tới lúc hai bên đồng ý “ký hợp đồng mua bán” thì con cá mập đã… mất hàm răng. Có lẽ, một số “đại gia” nào đó đã vào cuộc đòi mua “răng cá mập” - như kiểu răng cọp - để đeo… xả xui, và những ngư dân nghèo thấy được giá đã… bẻ răng cá mập. Bán.

Mất hàm răng, thì “tiêu bản cá mập” không còn giá trị nữa, nên bên khoa học không mua, dù tiếc đứt ruột. Còn bên bán, thì do không bán được “trọn gói”(nghe nói giá thỏa thuận là 50 triệu đồng) nên ngư dân đã xẻ thịt cá mập bán… lẻ. Ngặt vì, tiếng đồn ngoài chợ rằng đây không phải cá mập, mà là “cá ông”, nên thịt cá mập không ai dám mua.

Cuối cùng, những “ngư ông” nghèo khổ trong truyện cổ tích kia chỉ còn bán được… hàm răng và vi cá mập. Một số tiền không đáng kể, nếu tính họ đã khó nhọc và vui mừng thế nào khi bắt được con cá mập “xưa nay hiếm” này.

Vô ưu nhất trong chuyện này có lẽ là… chính quyền, vì không có cơ quan nào chính thức có động thái gì trước “sự kiện cá mập” mà ai cũng biết và nhiều người quan tâm đến thế. Rốt cuộc, có hai người thua thiệt nhất, cô đơn nhất là nhà khoa học và ngư dân. Một đằng không đủ tiền mua “nguyên con” để nghiên cứu. Một đằng thì xẻ ra không bán được, mà để “trọn gói” càng không biết để làm gì. Trong khi lưới rách thuyền hư, Tết nhất lại sầm sầm kéo đến.

(TNO) Thanh Thảo

8 thg 2, 2010

Truyền thuyết về Táo Quân và Tảo mộ

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo.

Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc:

- Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

-Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

- Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Truyền thuyết này thể hiện rất đậm nét trong sinh hoạt của người Việt. Trong bếp ngày xưa, thường có ba "ông đầu rau" - tức là ba hòn đất nặn dùng để kê nồi xanh đun bếp, trong đó hai hòn nhỏ hơn hòn thứ ba. Và nhân dân có tục lệ thờ "hai ông một bà", ngày 23 tháng Chạp hàng năm làm "lễ Táo quân", "Tết ông Công ông Táo", "tiễn ông Táo lên chầu Trời"... Đây rất có thể là ảnh hưởng của phong tục thờ thần lửa - một phong tục có từ lâu đời của nhiều dân tộc, tuy nhiên cách thể hiện ở mỗi nước một khác. Ví như ở Trung Quốc, từ thời cổ đại, Táo quân (còn được gọi là "Táo thần", "Táo vương", "ông Táo") đã được coi là một trong bảy vị thần đất được toàn dân cúng lễ. Nhưng nguồn gốc của Táo quân thì không nhất quán. Theo sách Hoài Nam Tử, Viêm Đế (tức Thần Nông) mang lửa đến cho dân nên khi chết được thờ làm thần bếp. Sách Lã Thị Xuân Thu lại coi Chúc Dung mới là thần quản lý lửa (do Viêm Đế mang tới) nên khi chết người dân thờ làm thần lửa. Còn sách Tây Dương tạp trở thì kể: thần lửa trông như một cô gái đẹp, tên là Ổi hay Trương Đan, tên chữ là Tử Quách, những ngày không trăng thường lên trời tâu về việc người nào có lỗi...

Chuyện truyền miệng của người Trung Quốc lại cho rằng trước kia mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vào ngày tối (ngày cuối tháng âm lịch) để báo cáo về từng người trong mỗi gia đình (nhất là về những người đàn bà làm điều xấu); sau này, mỗi năm vua chỉ lên trời một lần vào ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp. Đến ngày ấy, người Trung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp bằng thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo; đặc biệt có thêm cả nước và cỏ khô (cho ngựa của vua bếp "ăn" để bay và chở vua lên trời - khác với Táo quân của ta thì cưỡi cá chép lên trời).

Tại sao ông Táo lại cưỡi cá chép về trời mà không phải các con vật khác?

Phong tục của người Việt, ngày 23 tháng chạp, nhà nào cũng tiễn ông Táo lên chầu trời. Trên bàn thờ có ba chiếc mũ mới bằng giấy: một màu vàng ở giữa, hai màu đen ở hai bên - tức hai ông, một bà - không có cỗ mặn, chỉ cúng hương hoa, sau có 3 con cá chép đang bơi trong chậu thau. 3 con cá chép có ý nghĩa làm "ngựa" để Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông...

Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua.

Ngày 23 Tết, các bà nội trợ của mỗi gia đình đã xách túi ra chợ chuẩn bị cho mâm cỗ cúng Táo quân. Một thứ không thể thiếu trong buổi đi chợ sáng nay là cá chép.

Cá Chép Vàng hay còn gọi là (Cá Chép Tiên) là một loài động vật sống ở trên Thiên Đình, hồi trước sống trên trời, do phạm phải lỗi, nên bị Thượng Đế đày xuống trần gian để Tu Hành để chuộc lại tội lỗi của mình gây ra. Sau khi Tu Hành có chính quả, thì cá Chép sẽ hóa thân thành rồng và bay lên Trời. Còn Ông Táo là do Thượng Đế phái xuống trần tục để theo dõi loài người, xem ai là người Thiện, người Ác.

Sau đó Ông Táo bay về Thiên Đình để tâu lên Thượng Đế những việc ở dưới trần gian Nhưng mà muốn bay lên Trời , thì Ông Táo phải nhờ đến cá Chép mới lên được.

Làm lễ cúng ông Công ông Táo tùy nếp từng nhà nhưng mâm cúng thường bao gồm:

- "Phục trang" của ông Công ông Táo.
- Ba con cá chép vàng (loại nhỏ để cúng), nhớ để vào cái bình cao cao kẻo cá nhảy ra ngoài. Tuy nhiên có nhà không cần cá sống vì đã có cá chép giấy thường bán kèm trong túi "phục trang". Nhà nào gần ao hồ, sông suối thì nên mua cá sống, cúng xong thì đem thả (nếu nhà có trẻ con, cho các cháu đi thả cá và giảng giải cho các cháu biết phong tục thì rất hay). Thả cá xong, xin nhớ đừng vứt túi ni-lông xuống sông hồ kẻo coi như là không những không được phúc phóng sinh mà còn bị vướng vào nghiệp sát sinh.
- Thịt lợn luộc: 1 miếng, thịt vai gáy. Nên đi chợ sớm mua thì được thịt tươi ngon

- Một món canh: canh măng với xương.

- Một món xào có rau.

- Một đĩa muối.

- Hoa quả vàng mã.

VĂN KHẤN LỄ ÔNG TÁO CHẦU TRỜI

Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân !
Tín chủ con là :.............
Ngụ tại :.......................
Nhằm ngày 23 tháng Chạp , tín chủ chúng con thành tâm , sửa biện hương hoa phẩm vật , xiêm hài áo mũ , nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời :
Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.


Nguyễn Xuân Diện sưu tầm.
==================

TẢO MỘ

Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu:

Thanh minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh

Ý nói tiết thanh minh, tháng Ba là lúc người ta đi Tảo mộ. Nhưng Đường Lâm cổ ấp quê tôi thì tảo mộ vào ngày 20 tháng Chạp.
Sáng sớm ngày 20 tháng Chạp, toàn bộ đàn ông bất kể lớn bé già trẻ trong họ đều tụ tập tại nhà ông trưởng họ. Ông trưởng họ quỳ trước bàn thờ tổ để cáo yết tổ tiên. Tất cả những gia đình nào trong năm qua sinh được con trai thì đều phải có lễ “vọng họ”, cáo yết với tổ tiên nhà thêm đinh thêm phúc. (Sinh con gái thì không phải “vọng họ”, hiiii). Ông trưởng họ thắp hương, khe khẽ mở cuốn gia phả để giảng giải cho các thành viên trong họ biết ngành trên, ngành dưới, biết về công đức của các vị tiên liệt. Cuốn gia phả của dòng họ chỉ mở duy nhất trong ngày này, trước sự chứng kiến của cả dòng họ.

Sau vài tuần hương tất cả kéo nhau ra đồng, đến từng ngôi mộ của tổ tiên. Những người được đi chạp (tảo mộ) đều là đàn ông trong họ. Các bà, các chị không được phép đi chạp. Trai tráng thì đắp lại mộ cho thêm cao, lấp những hang chuột và dãy bỏ chút cỏ trên đỉnh ngôi mộ rồi lấy một ít đất mới đắp lên. Ông trưởng họ bắt đầu đặt cơi trầu lên ngôi mộ và thắp hương khấn vái cáo yết với tổ tiên. Đoạn, ông giảng giải về công đức của tổ tiên, về vị tổ nằm dưới mộ thuộc chi nào nhành nào sinh ra cụ nào…Con cháu trong họ lắng nghe và ghi nhớ.

Hết ngôi mộ này thì đến ngôi mộ khác. Có những ngôi mộ bé xinh của những người chết trẻ, phải chôn vào góc bờ hoặc sát bờ ruộng cũng được cắm hương tưởng nhớ.

Vào ngày này, khắp những quả đồi ở Đường Lâm đều đông nghịt người của các dòng họ. Thường con cháu đi làm ăn xa cũng đều gắng thu xếp về để tảo mộ, tưởng nhớ tổ tiên. Dòng họ nào đông đàn dài lũ, lại có nhiều người làm việc ở tỉnh về thì rất tự hào!

Những ngôi mộ vô chủ, khói lạnh hương tàn không người chăm sóc cũng được những người đi tảo mộ cắm hương tỏ chút tình ấm áp khi Tết đang đến thật gần. Nhưng nếu có dòng họ nào không nhớ mồ mả tổ tiên mà lỡ cắm nhầm sang mộ của họ khác thì cũng được người ta bình phẩm vui cười một chút!

Đi khắp lượt các ngôi mộ cũng là lúc trời đã trưa. Khi ấy các chú bé chân đã mỏi, bèn được bố hoặc chú, hoặc ông cõng trên lưng, nhong nhong như cưỡi ngựa. Trưa, các họ mới chia nhau về các ông trưởng chi để ăn chạp. Nhà nào được làm cỗ chạp cho chi nhành mình thì gọi là sửa chạp. Các bà các chị cứ nhất nhất theo lệnh các ông mà mua sắm làm cỗ mà không dám kêu ca một nửa lời!

Sau ngày chạp họ, sửa sang mồ mả cho ông bà tiên tổ, người dân Đường Lâm mới bắt đầu sắm sanh cho Tết lớn. “Sống về mồ mả chứ ai sống về cả bát cơm”. Ngày 20 tháng Chạp là ngày diễn ra nghi thức lớn nhất của các dòng họ ở đây, để tưởng nhớ tổ tiên, để kiếm điểm xem trong họ đã sinh được bao nhiêu bé trai nối dõi tông đường. Anh em họ mạc ăn với nhau bữa cơm nội tộc với tình máu mủ ruột già!

Với người dân làng cổ Đường Lâm, chỉ sau ngày Chạp họ mới bắt đầu những ngày sắm Tết, và chỉ có thể sắm Tết sau khi đã làm tròn bổn phận tưởng nhớ tổ tiên.

Và khi ấy, Tết đang đến thật gần!

Nguyễn Xuân Diện


6 thg 2, 2010

Đưa ông Táo 23 - Liên hoan cán bộ công tác ở UBKH An Giang ngày xưa

Hôm nay 23 tết, đưa ông Táo. Cùng với con trai đưa mâm cúng Ông Bà Nội và thắp nhang trên lầu.
Sau đó UpLoad mấy tấm hình chụp liên hoan cán bộ UBKH cũ, tổ chức ở CTy Điện Nước của 6 Hoàng lên cho mọi người xem, thưởng thức.
Hình chụp bằng điện thoại nên chưa đạt lắm, đề nghị ai có hình đẹp thì gừi Email về: duongquochung2@gmail.com hoặc hung.itm@anvifish.com.vn để mình pót lên tiếp nữa.

Quốc Hùng

Hình chụp Anh Út Vũ đang nói chuyện



Hình chụp Anh 6 Sang và chú 3 Thiểu


Hình chụp Anh Bảy Triết và 8 Hiếu


Hình chụp 4 cô Nga - Phượng - Lệ - Hạnh


QHùng, Tròn, Dứng, Tiến


Thón, Hùng phạn và anh 7 đang hát



Dứng và Đẹp hát ca


Tập thể có Việt và Hoàng Phượng


Khánh, Thón và Tròn

7 Em rán ca bài Dư Âm


Nếu xem chưa phỉ, mời nhấn vào đây xem hết Album

Bài của Dương Châu - Bé Ty ST

- Hất nó xuống và bước lên trên.
- 7 Bài học thú vị cho một tuần làm việc
- Nụ cười


Hất nó xuống và bước lên trên.

Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng người nông dân nọ có một con lừa già. Một hôm con lừa bị rơi xuống giếng và đau đớn kêu la thống thiết. Sau khi cẩn thận đánh giá tình hình, rất thương cảm cho con lừa, người nông dân đã quyết định nên nhanh chóng giúp nó kết thúc sự đau đớn. Anh gọi thêm mấy người hàng xóm để cùng lấp đất chôn con lừa.
Lúc đầu con lừa bị kích động vì những gì người ta đang làm với nó. Nhưng khi từng xuổng từng xuổng đất tiếp theo nhau rơi trên vai nó , một ý nghĩ chợt loé lên : cứ mỗi lần xuổng đất rơi xuống đè lên vai , nó sẽ lắc cho rơi xuống và bước lên trên !
Và nó đã làm như vậy, từng chút từng chút một “ Hất nó xuống và bước lên trên, hất nó xuống và bước lên trên, hất nó xuống và bước lên trên”-con lừa lặp đi lặp lại để tự cổ vũ mình. Mặc cho sự đau đớn phải chịu sau mỗi xuổng đất, mặc cho sự bi đát cùng cực của tình huống đang gánh chịu , con lừa chiến đấu chống lại sự hoang mang , hoảng sợ , và tiếp tục đúng theo phương châm: “hất nó xuống và bước lên trên”
Không mất nhiều thời gian , cuối cùng con lừa già, dù bầm dập và kiệt sức, đã hoan hỉ và đắt thắng bươc ra khởi cai giếng. Những gì những tưởng đã đè bẹp và chôn sống nó, trên thực tế đã cứu sống nó…, đều là nhờ vào cái cách mà con lừa đối diện với nghịch cảnh của mình.

Cuộc sống là như vậy đó. Nếu chúng ta đối mặt với các vấn đề của mình một cách tích cực ,khước từ sự hoảng loạn, sự cay đắng và tự thương hại …, những nghịch cảnh tưởng như chôn vùi chúng ta sẽ tìm ẩn trong chính nó những phần thưởng không ngờ tới. Hãy “hất nó xuống và bước lên trên” , để bước ra khỏi những cái giếng đang gặp phải.

7 Bài học thú vị cho một tuần làm việc
Bạn hãy thư giãn, nhẹ nhàng đọc lướt qua những câu chuyện sau đây. Chắc hẳn, bạn sẽ hơn một lần mỉm cười. Và biết đâu, bạn sẽ đọc lại thêm một lần nữa . Chúc các bạn tận hưởng món quà tinh thần này thật hài lòng...!

Chuyện ngày thứ 2:
Chuông cửa reo. Người vợ sau một hồi nhăn nhó đành phải xuống tầng dưới mở cửa đón khách vì người chồng nhất quyết không chịu rời mắt khỏi trận bóng đang đi vào phút đá bù giờ căng thẳng.

Ðứng trước cửa là Bob, người hàng xóm của họ. Bob nói: "Tôi rất ngưỡng mộ vẻ đẹp của cô. Nếu cô có thể để cho tôi kiss một lần, tôi sẽ đưa cho cô 800 đôla!" Mặc dù rất tức giận vì lời đề nghị khiếm nhã của người hàng xóm nhưng vì số tiền quá lớn nên người vợ vẫn để cho Bob hôn mình và, như đã thoả thuận, nhận được 800 đôla. Khi người vợ quay trở lên gác và thông báo rằng Bob vừa đến, người chồng hỏi lại: Bob đến à? Hắn có trả 800 đôla hắn vay anh từ năm ngoái chưa?

>> Bài học từ câu chuyện: Trong một công ty, các bộ phận luôn luôn phải chia sẻ thông tin với nhau. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng làm việc chồng chéo lên nhau hoặc bỏ sót việc, hoặc mỗi người nói một phách khi người ngoài hỏi về thông tin trong công ty.
Người quản lý phải tổ chức sao cho từng bộ phận biết rõ những thông tin cần thiết cho chức năng của họ.

Chuyện ngày thứ 3:
Một chàng trai trẻ ngoan đạo gặp một cô gái xinh đẹp xin đi nhờ xe. Khi đi trên đường, anh ta phát hiện ra cô gái có đôi chân dài rất đẹp. Vì mải ngắm đôi chân đó mà anh suýt nữa đâm vào một cột điện ven đường. Sau khi phanh xe, anh ta vờ làm như vô tình đặt tay lên chân cô gái. Cô gái nói: Anh hãy nhớ lại điều 129 của Kinh thánh. Vì là một chàng trai ngoan đạo, anh ta liền xin lỗi cô gái và rất lấy làm xấu hổ. Khi về nhà anh ta tự nhủ mình phải đọc lại điều 129 để không bao giờ mắc phải những lỗi lầm như vậy nữa. Nhưng điều 129 hoá ra là: Hãy tiến lên, bạn sẽ giành thắng lợi.

>> Bài học từ câu chuyện: Trước khi ra bất cứ quyết định nào, cần chuẩn bị đầy đủ thông tin. Ðôi khi bạn có thể để tuột khỏi tầm tay những cơ hội lớn chỉ vì quên check lại 1% bé xíu những thông tin mà bạn cho là vụn vặt không đáng quan tâm thôi đấy.

Chuyện ngày thứ 4:
Một nhân viên bán hàng, một nhân viên hành chính và một giám đốc đang cùng đi ăn trưa thì nhặt được một chiếc lọ. Khi họ mở nắp chiếc lọ, một vị thần bay ra và cho họ 3 điều ước, mỗi người 1 điều.
Hai nhân viên tranh nhau ước trước. Cuối cùng, vì nhân viên bán hàng nhặt được cái chai, anh ta giành được quyền ước đầu tiên. Anh ta nói: Tôi muốn ngay bây giờ được đến đảo Bahamas du lịch trên một chiếc thuyền và không phải nghĩ gì đến công việc. Ngay lập tức điều ước hiệu nghiệm, anh nhân viên biến mất.
Ðiều ước thứ 2 là của nhân viên hành chính. Anh này ước được thần chai đưa đến Hawaii nghỉ ngơi, đỡ phải giải quyết đống giấy tờ chồng chất ở cơ quan. Lời ước cũng thành sự thật ngay tức thì.
Ðến lượt ông giám đốc. Ông nói: Tôi ước 2 nhân viên của tôi sẽ quay lại chỗ làm việc ngay sau giờ ăn trưa.

>>>Bài học từ câu chuyện: Luôn để sếp là người được nói trước và bạn là người biết lắng nghe. Kể cả khi bạn không tán thành với quan điểm của sếp hay có những sáng tạo muốn nhanh chóng được công nhận. Kiên nhẫn và chọn đúng thời điểm để góp ý, bạn sẽ thấy sếp không phải là nguời quá khó thuyết phục.

Chuyện ngày thứ 5:
Một con đại bàng đậu trên cây và nghỉ ngơi. Một con thỏ đi qua thấy vậy rất thích thú. Nó cũng bắt chước, ngồi dưới gốc cây và nghỉ ngơi. Bất ngờ, một con cáo đi ngang qua, nó nhảy vào và ăn thịt con thỏ.

>>Bài học từ câu chuyện: Trước khi muốn giống như một người ở trên cao, bạn phải biết làm việc chăm chỉ đã, đừng nghĩ quá nhiều đến chuyện nghỉ ngơi hay dừng phấn đấu, và bạn phải biết vị trí của mình đang ở đâu. Với một công ty cũng vậy, để có thể chiếm được vị trí vững chắc ở một thị trường, công ty đó phải cạnh tranh để tạo được thương hiệu riêng đã.

Chuyện ngày thứ 6:
Một chú chim nhỏ bay về miền Nam để trú đông. Trời rất lạnh mà chú chim lại rất yếu ớt. Nó bị rơi xuống một cánh đồng lớn. Một người nông dân đang cầy bừa vô tình đổ một ít bùn lên người chú chim nhỏ. Chú chim mắc kẹt dưới bùn nhưng lại được sưởi ấm. Chú cảm thấy rất vui và bắt đầu hát. Một con mèo đi ngang qua nghe thấy tiếng hót, nó đến chỗ chú chim, cào bùn cho chú chim thoát ra và ăn thịt chú chim nhỏ.
>> 2 bài học từ câu chuyện:
a/ Không phải ai giải thoát cho bạn khỏi hoàn cảnh khó khăn cũng là bạn của bạn.
b/ Khi bạn đang mắc kẹt trong một hoàn cảnh không dễ dàng gì, tốt nhất là nên im lặng. Ðừng cố than phiền hay kể lể, bởi bạn mới là người duy nhất biết rõ mình phải làm thế nào để có thể tự giải thoát cho bản thân.

Chuyện ngày thứ bảy:

Ah... bạn làm việc cả tuần rồi thì thứ bảy phải nghỉ ngơi chứ!

Nụ Cười
Một nụ cười không làm mất mát gì cả, nhưng lại ban tặng rất nhiều. Nó làm giàu có những ai đón nhận nó mà không làm nghèo đi người sinh ra nó. Nụ cười chỉ nở trên môi trong khoảnh khắc phù du, nhưng ký ức về nó đôi khi tồn tại cả một đời.
Người dù giàu sang đến đâu đi nữa cũng cần đến nụ cười, và người dù nghèo hèn tột cùng cũng sẽ được nụ cười làm cho trở nên giàu có.

Nụ cười nuôi dưỡng hạnh phúc trong gia đình, gầy dựng thiện ý trong làm ăn, và làm lớn mạnh mối tương giao trong tình bạn, mang đến sự thư giãn những khi ta mỏi mệt, niềm hi vọng những khi tuyệt vọng và ánh sáng những khi ta tăm tối trong muộn phiền.

Nụ cười, cũng như tình yêu, là cái không thể mua bán vay mượn, hay thậm chí đánh cắp từ người khác. Bởi vì, khi đó, nó chỉ là cái gì đó khiên cưỡng và vô nghĩa.

lòng mình ra và tặng họ nụ cười của bạn. Họ là những người không còn nụ cười để cho, vì lẽ đó, họ chính là những người cần nụ cười của bạn hơn ai hết.
Hãy tươi cười với mọi người. Chúng ta chẳng những không mất gì cả, mà trái lại, sẽ nhận được rất nhiều.

(Sưu tầm)