QUÁN QUÊ - PhanVân
Từ tỉnh lỵ Tân Châu, chiếc xe chở khách cà tàng gồng mình chở khách bộ hành leo trên những đoạn đường nham nhở lởm chổm đá theo tỉnh lộ 941 chạy cập theo nhánh nhỏ của sông Tiền hướng về Hòa Hảo thủ phủ của Phật Giáo Hòa Hảo.
Trên suốt chuyến hành trình , xe phải thưởng xuyên dừng để nhận và trả khách, mỗi ngày chỉ có 2 chuyến xe loại 50 chổ ngồi chạy suốt từ Tân Châu đến Hòa Hảo, có công việc cần đi người dân phải đứng đón xa hàng giờ đồng hồ. Nếu có công việc gấp thường người dân có thể phải đón xe lôi thùng (xe pho-lít gắn thêm một cái thùng phía sau chở được thêm khoảng 10 người ), loại xe này rất thông dụng ở cái xứ cù lao này vì nó cơ động, rẻ tiền, giá cả một lần lên xuống cũng rất hợp lý, tùy theo đoạn đường đi xa hay gần, không có giá nhất định và cũng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của mỗi bác tài. Xe luôn được mở “máy điều hòa thời tiết” tùy theo mùa mà hành khách được chế độ điều hòa nắng, mưa, gió, bụi giống như bác tài. Cái thú ngồi xe pho-lit là có thể ngắm nhìn tất cả phong cảnh hai bên đường .
Bến xe pho-lít được đặt ở ranh làng, cây số 1 ở phía Tân Châu. Bến cuối cùng của các xe pho-lít là chợ Phú Lâm. Sau quãng đường dài 15km từ Tân Châu đến Phú Lâm, Khi bước xuống xe du khách sẽ bắt gặp một loại hình chợ nông thôn đặt trưng của người dân nông thôn Nam bộ hiền hòa chân chất. Đó là chợ Phú Lâm, từ chợ đi ngược về hướng Tân Châu khoảng 20m nhìn phía bên trong đường sẽ thấy một quán nước. Quán không rộng lắm. Cách bày trí trong quán cũng đơn giản, một quầy pha chế đặt phía bên trái, phía sau là 1 cái bàn dùng để bào nước đá. Bên phải có kê một bàn dài bằng gỗ thao lao phía trong, còn một cái bàn bằng sắt dùng để ăn cơm, buổi tối thì dùng để bán nước cho khách. Trên hai bên tường có vài bước tranh được vẽ trực tiếp lên tường treo trường phái lập thể của Picasso. Phía giữa nhà, một cái tủ kiếng trong đó có trưng bày một số áo cưới cô dâu, được bái trí một cách chuyên nghiệp. Ban ngày quán không hoạt động nên phía sân trước có mái che bằng tôn tráng kẽm được dùng vào việc khác như cho mấy cô bán hàng cá để nhờ xe đi lấy hàng ở cầu tàu hay mấy bác tài xe pho-lít để xe chờ tới lượt để lên đường. Nhưng quán có một thứ đển bán vào ban ngày là rượu nếp than. Loại rượu này được pha chế theo công thức riêng, có vị ngọt cửa nước cốt được chiết suất từ nếp than, vị nồng của rượu đế được chưng cất rất cẩn thận. Rượu nếp than dễ uống, rất tốt cho sức khỏe, nam nữ đều dùng được.
Quán bắt đầu hoạt động từ 6h tối, thức uống của quán báo gồm các loại trái cây và nước đá bào nhuyển bỏ chung vô máy xay là có các loại thức uống hợp khẩu vị với mọi người mà người ta thường gọi là sinh tố. Trong quán cũng có bán kem tươi.
Sau một ngày lao động với ruộng vườn, những đôi nam nữ thanh niên thường hẹn hò đến quán để tâm sự vì quán thoáng mát và âm nhạc hợp thị hiếu người nghe.
Hình chụp năm nào mà chưa có út Huệ? 1962? |
Chủ quán là 2 vợ chồng già người Tàu, người chồng dáng nhỏ người, da sáng, có cặp mắt sáng , tóc chẽ ngôi giữa đã ngã bạc nhưng tính cách rất nhanh nhẹn và lãng tử, ông thường đi chiếc xe gắn máy cổ của những thập niên 50, mặc áo thể thao nhưng ít khi nào chịu kéo dây kéo - đó là phong cách lãng tữ của ông. Người vợ thì trái ngược hoàn toàn với ông, rất ít nói, kín đáo, ít khi lớn tiếng với những người trong nhà, dáng người to cao, dáng vẽ hơi thô, với cái lưng hơi tôm khi gặp tạo cho ta một cảm giác dễ gần thân thiện. Phụ giúp trong nhà là 3 người con gái, cô nào cũng đẹp và dễ mến có thể nói là có hạng ở cái chợ Phú Lâm này, họ lúc nào cũng quanh quẫn bên ông bà .
Thỉnh thoảng tôi cũng được ba mẹ bỏ lên xe gắn máy vượt 15 cây số ghé quán uống sinh tố hoặc ăn kem vào cuối tuần. Tôi rất thích kem ở quán này vì ông chủ quán luôn chiều theo khẩu vị của tôi, Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ tên quán. Quán nỗi tiếng một thời ở chợ Phú Lâm , ghé hỏi ai cũng biết. Quán sinh tố CHÚNG MÌNH. Dù quán đã đóng của từ lâu những tôi vẫn nhớ rất rõ từng chi tiết của quán sinh tố này. Tuổi thơ tôi cũng đã ít nhiều trải qua và lớn lên tại quán này. Ông chủ quán rất thương tôi và tôi cũng rất quí ông vì ông là Ông Ngoại của tôi.
Phan vân