QuocHung's Blog

19 thg 6, 2010

QUỐC LỘ 14 KÝ SỰ

1 PHẦN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH - Đằng Phương


Dốc Đầu Lâu, hay còn được gọi là điểm Cao 601 cách Thành phố Kon tum chừng hơn 15 cây số về phía bắc.Địa danh nầy được hình thành khoảng từ sau 1972 khi quận lị ĐăkTô đã đã được giải phóng đến sau ngày ký Hiệp định Pa ri khu vực Điểm cao 601, là vùng tranh chấp dữ dội . Tại đây đã diễn ra nhiều trận đánh gay gắt quyết liệt.


Am trên đỉnh dốc

Ngày xưa người Ba Na bản địa vùng này gọi địa danh đó là K'Rang Loong Phă, (nghĩa là dốc có nhiều cây gỗ Trắc ;Loong phă là gỗ trắc) và Điểm cao 601 là thuật ngữ quân sự gọi cứ điểm quân sự của địch trên đồi K'Rang Loong Phă. Cho đến đầu năm 1972, điểm cao vẫn là một chốt điểm quân sự quan trọng của địch, gồm có trận địa pháo binh và xe tăng được bố trí trên hai mỏm đồi hình yên ngựa.

Phía Bắc có đồn Bảo an Hà Mòn do tiểu đoàn Bảo an số 23 đóng giữ có xe thiết giáp tăng cường. Phía có Sở chỉ huy Lữ đoàn dù 3, trận địa pháo lớn, xe tăng, xe bọc thép chốt giữ. Ngoài ra còn có các trận địa pháo, đồn Bảo an của QL VNCH ở rải rác chung quannh.Với vị trí chiến lược quân sự quan trọng, chiếm được điểm cao 601 là khống chế được phần lớn thị xã Kon Tum cũng như toàn bộ vùng Đăk Tô - Tân Cảnh. Chiếm được Điểm cao 601 là làm chủ được hoàn toàn con đường chiến lược 14, đoạn phía bắc Tây Nguyên. Nhận rõ được tầm quan trọng của Điểm cao 601, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam quyết tâm đánh chiếm, về phía Quân Lực VNCH cố trấn giữ .

Tháng 4 năm l972 trên đường triệt thoái về cố thủ Kontum, Quận lực VNCH bị phục kích tại đây, tất cả lực lượng bị tiêu tán sạch, chỉ sóng sót vài chục người . Sau ngày giải phóng miền Nam (1975), những xác chết chỉ còn trơ lại đầu lâu và xương cốt. Người qua lại đây, tự ý gom nhặt, đem lên đỉnh dốc chất thành từng đống rồi nhặt những cục đá xung quanh kè lại để không bị mưa gió cuốn trôi .nên người ta gọi đó là dốc Đầu lâu.


Xung quanh địa danh nầy người dân ở đây lưu truyền nhiêu câu chuyện hư thực:Có một người đàn ông có vóc dáng lùn và thường đi chiếc hon đa 67 nên người dân ở đây gọi ông với biệt danh “ông hon đa 67” “ông lùn 67” đi buôn bán ở miệt trên hàng ngày khi về ngang qua đây thường dừng lại gom nhặt đầu lâu , hài cốt chất thành đống lấy đá đè lên rồi thắp nhang , có thể là do ông thương cảm tình đồng loại, và cầu mong các vong hồn đó phù hộ cho việc làm ăn,buôn bán.

Có người lại kể ông ta lên đây nhặt phế liệu chiến tranh, nghe nói ông trúng lớn vì nhặt được nhiều đồ trang sức ,vàng ,tiền ,và đô-la còn sót lại nên bỏ công thu gom các hài cốt ,chất thành những ngôi mộ đá.Có người ngờ rằng ông là một trong những người lính ngụy Sài Gòn may mắn sống sót trong trận giao tranh hai ngày hai đêm với quân Giải phóng .Còn nhiều lời đồn đại ma mị li kỳ khác nữa , thực hư không biết thế nào ,nhưng ít lâu sau tại đỉnh Dốc Đầu Lâu xuất hiện một cái am thờ ,có tấm bia khắc 4 chữ "Đồng sanh lạc quốc" (Xem ảnh) nghe kể ông “ông lùn 67” cho xe chở gạch, cát xi măng lên xây cái am này và từ khi xây xong am đến nay, mọi người không ai còn gặp mặt ông ta nữa.Cái am nầy nghe đồn rất thiêng , dân làm ăn buôn bán và cánh lái xe khi ngang qua đều xuống thắp nhang cúng lễ.Điều lạ là đã có nhiều vụ lật xe ở đây nhưng hình như không gây chết người nào.

Giờ đây Dốc Đầu Lâu ,điểm cao 601 đã được UBND tỉnh Kon Tum xếp hạng Di tích cấp tỉnh. Khu vực nầy đã nằm trong quy hoạch của huyện và của tỉnh về một vùng sinh thái văn hóa và phát triển kinh tế nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh ngang qua.
Đằng Phương