QuocHung's Blog

30 thg 6, 2010

Kể chuyện bắt cá bằng hình

Dưới đây là loạt ảnh mô tả vùng nuôi Global G.A.P tại xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang của CTy Việt An thu hoạch cá tra để vận chuyển về một trong 3 xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu của CTy làm nguyên liệu sạch đầu vào.


Trước khi bắt cá, ngư dân dùng lưới quây và gom cá vào một luồng và từ từ lùa cá vào một nơi để xúc cá khuân lên bờ. Động tác quây, gom và lùa cá ngư dân gọi là LÓN CÁ

Lưới quây cá và gom cá vào nơi xúc cá


Hai người cùng kéo, đẩy một thanh tre gạt nâng đáy lưới lên để lùa đàn cá về phía đội xúc cá đang chờ để xúc.
Nơi xúc cá: 3 người xúc cá dổ vào 3 cái CHÚM; có 3 cặp chờ sẳn cùng khuân CHÚM lên bờ ao để cân CHÚM
Xúc cá vào CHÚM để khuân lên bờ CÂN cá
Mỗi CHÚM không nặng gần 20 Kg, với số cá bên trong gần 80 Kg, nên phải hai người khuân mới được.
Khiêng cá lên bờ để CÂN cá


Nơi CÂN cá và chuyển cá lên xe gắn máy chở đến bến sông
CÂN cá trước khi chuyển xuống ghe


Đội vận chuyển LÒI cá từ ao nuôi ra bến sông
Đội chuyên nghiệp chở cá xuống bến Ghe


Bến sông. Nơi ghe chuyên dụng chờ nhận cá vận chuyển về CTy chế biến.
Bến Ghe đậu nhận cá nguyên liệu sạch


Công nhân lại phải khuân cá từ bến sông xuống ghe chuyên chở cá (Ghe ĐỤC)
Lại công đoạn Khiệng cá xuống ghe


Công đoạn sau cùng: Công nhân đổ CHÚM cá vào hầm của ghe Đục
Cuối cùng là đổ CHÚM cá xuống hầm ghe đục.
Cá chuyển về Xí nghiệp là nguyên liệu sạch đầu vào của quá trình chế biến thùy sản đông lạnh xuất khẩu.

28 thg 6, 2010

PHÒNG CSĐB VÀ 2 LẦN ĐẾN

Cơn mưa nặng hạt bất ngờ ập đến, làm không khí của thành phố bớt oi nồng. Vậy mà trong lòng tôi như bốc hoả khi được tin Nhàn bị tai nạn dẫn đến liệt cả tứ chi. Dưới bầu trời vẫn còn nặng đầy mây xám, tôi và Nga vội vã đến bệnh viện thăm em.

Khoảng năm 1985, tôi biết em qua khoá học chuyên môn ngành giáo dục.Nhìn cách ứng xử với thầy cô, với bạn đồng nghiệp, tôi và mọi người trong lớp học đếu quí mến em. Với ai, em cũng nhiệt tình, niềm nở, thân thiện và gần gũi. Có lẽ, nề nếp gia đình đã hình thành nhân cách của em. Cả nhà em đều ăn trường chay và lo tu tập theo đạo PGHH. Nhà có ba anh em trai thì em và người anh thứ năm không lập gia đình, chỉ chuyên tâm lo làm việc thiện, tu sửa bản thân. Ngoài việc giảng dạy, em nghiên cứu về kinh sách, về Phật học, về mỹ thuật. Sau nầy, em nghỉ dạy để chuyên sâu về nghiên cứu hơn. Em sống một cách an nhàn và thư thái trong một cái cốc, trên núi Cấm, gần vồ Bồ Hong. Thế mà từ một cú va đập do trượt chân té ngã, tai hoạ đã ập đến đời em: Em bị dập tuỷ ở đốt sống cổ, sinh mệnh khó bảo toàn.

Bệnh viện Quốc Tế - Phòng Chăm sóc đặc biệt! Hơn một lần tôi đã gặp. Những chữ nầy làm nhói tim tôi bởi một trạng thái cảm xúc quái lạ, nghiệt ngã. Em nằm đấy, toàn thân bất động. Chỉ còn ánh mắt là biểu hiện những cảm xúc, những suy nghĩ của em nhiều hơn là bằng những tiếng nói chậm chạp, khó nghe. Tôi sợ lắm! Tôi sẽ cầu nguỵên cho em thoát khỏi kiếp nạn nầy, đừng giống như lần trước . . .

Bệnh viện Chợ Rẩy - Phòng Chăm sóc đặc biệt! Con tôi đã ra đi! Con tôi ra đi, đã mang theo một phần lẽ sống của tôi. Sự mất mát không gì bù đắp được. Hơn ba mươi năm qua, dẫu thời gian có trôi, nhưng nỗi đau vẫn còn đó, âm ỉ triền miên. Lúc ấy, tôi đâu biết vào đây là sự sống ví như chỉ mành treo chuông nặng.

Năm 1993, đường sá, cầu phà, phương tiện lưu thông còn hạn hẹp, khó khăn. Con tôi bệnh nặng, phải có máy thở mới mong qua được phút hiểm nghèo. Từ Tân Châu muốn chuyển bệnh lên Thành phố Hồ Chí Minh phải ghé qua Long Xuyên mới có đủ phương tiện để đi tiếp. Con tôi phải chuyển viện đến hai lần. Lần đầu đi được khoảng 7 km, do xe chuyển bệnh thuộc loại cà tàng, chạy rề rề, nóng hầm không chịu nổi. Thấy bệnh trở xấu, bác sĩ Kim (dượng út) và bác sĩ Phương (anh ruột) bàn nhau quay trở lại. Vừa về đến bệnh viện Tân Châu thì xe bể bánh. Lại phải lo cấp cứu. Không đi được, bệnh tình nặng thêm. Sau khi các Bác sĩ ở Long Xuyên lên đặt nội khí quản và bóp bóng, ngày hôm sau lại chuyển đi lần thứ hai. Lần nầy, được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo Chi cục thuế tỉnh An Giang điều xe -Con tôi công tác tại phòng thuế Tân Châu – xe mới mua, có máy lạnh, chạy êm ru. Ngồi trên xe, nhìn con, tôi cầu khẩn, tôi vái van. Nếu đổi một phần cơ thể mình để lấy sự sống cho con tôi, tôi sẵn sàng hoán đổi. Tôi tưởng mình đang ngồi trên dầu sôi lửa bỏng, tôi ước sao mình có phép mầu để đi nhanh đến nơi tìm sự sống cho con. Xe chạy trên đường, tôi cứ ngỡ nó đang bò vào khoảng tối âm u, vô tận. Tôi đắm mình trong khoảng lặng tối tâm đó cho đến khi thấy ánh đèn chớp tắt ở cổng cấp cứu của bệnh viện Chợ Rẩy. Tôi bừng tĩnh, tôi muốn thét to lên mừng rỡ vì nghĩ rằng, đến được đây con mình sẽ được cứu sống. Nào ngờ . . . . Phòng Chăm sóc đặc biệt ám ảnh tôi từ đấy.

Lần nầy, đến thăm Nhàn ở phòng Chăm sóc đặc biệt lòng không khỏi hoang mang, lo lắng. Liệu em có qua khỏi nguy nạn nầy? Tôi cầu xin Phật Trời phò trợ cho em vượt khỏi cơn thập tử nhất sinh. Dẫu biết đời người là vô thường, định mệnh là khắc khe nhưng tôi tin, với sự tiến bộ của khoa học từng ngày, với cách sống chan hoà, giàu lòng nhân ái, vì mọi người thì điều kì diệu ắt sẽ đến với em. Niềm tin và ý chí sẽ là sức mạnh giúp em vượt qua khổ nạn để em tiếp tục sống, giúp đời và làm việc thiện như ý nguyện của em từ bấy lâu nay.

Tân châu 15-6-2010
VÂN KHANH

Tự sự của 5 Nguyên

Cả tháng nay lu bu quá, không có gì mới trong bờ lốc.

Lo chụp ảnh vùng nuôi cá tra CTy đạt tiêu chuẩn GlobalG.A.P, làm một loạt ảnh trình diễn trong sự kiện đơn vị nhận tiêu chuẩn này, làm phóng viên trong hội chợ thủy sản quốc tế Vietfish 2010 ở Sài Gòn, rồi cấp tốc quay về Châu Đốc vì ông ba vợ cấp cứu nên không kịp ghé thăm thằng cháu học ở Singapore về nghỉ hè như đã hứa ghé thăm nó. Bây giờ thì Duy đã lên đường trở về Sing để tiếp tục học bổng toàn phần mà trường đã cấp cho.

Hôm kìa, bảy Hoa điện cho hay sáng thứ bảy Duy lên đường, định tối gọi điện hỏi thăm út Huệ mà quên tuốt, đến hôm qua mới nhớ thì đã qua rồi. Thôi thì viết mấy dòng này xem như thăm hỏi trễ vậy nghe Duy. Kêu mẹ cho địa chỉ, hai anh em vô blốc cậu đọc và xem hình cho đỡ nhớ nhà.

Sáng nay vô meo thấy chị Khanh nhắc sao vợ chồng không viết bài cho blốc nhà? Mấy đứa em Sáu, Bảy, Tám . . . với chị Ngọc Tài sao cũng im re hết vậy? Mọi người viết tiếp cây bút chủ lực nhe.

Bé Ty, bé Nhã, bé Uyên, bé Khoa, Đức Anh, Duy Anh và Tiểu Anh nữa. Bé Đằng thì viết bài thường, bé Điền có vô xem không?

Ai không viết thì gởi hình đăng lên đây coi đỡ ghiển cũng được.


24 thg 6, 2010

MIỀN QUÁ KHỨ - Vân Khanh

Chùa Hang - Núi Sam
Tôi không thể nào quên Châu Đốc, quê nội với căn nhà số 7 đường Thượng Đăng Lễ . Nơi tôi đã ở trọ học hơn bảy năm.

Tuy là quê nội nhưng tình cảm của tôi ít sâu đậm, bởi từ nhỏ, tôi lớn lên từ bên ngoại. Nhưng nhà nội đã giúp ba má tôi an tâm hơn khi có đứa con còn rất nhỏ phải đi học xa nhà. Trong 3 chị em đi học ở Châu Đốc, chỉ có một mình tôi là được ở nhà nội thôi.

Năm 1957, nhà Nội chưa có điện nước. Ban đêm, tôi học bài bằng đèn trứng vịt, loại đèn nhỏ thắp bằng dầu lửa, ánh sáng tù mù và ngủ trên lầu với chị họ, con của bác cả là chế Mùi Kía. Chế là người dỗ dành, chăm sóc, an ủi tôi trong những ngày đầu xa nhà. Nhờ chế, tôi bớt cảm giác bơ vơ, lạc lõng trong ngôi nhà của nội. Chế là người chị, là người bạn thân luôn sát cánh bên tôi hơn bảy năm dài của thời thiếu nữ khi tôi học Trung học ở Châu Đốc. 


Chế cũng là học sinh Thủ Khoa Nghĩa như tôi, tuy chế lớn hơn tôi 3 tuổi nhưng học sau tôi một lớp vì trước đó, chế học chữ Tàu hết mấy năm. Khi biết người hàng xóm làm khai sinh cho con đi học, chế nhờ làm khai sanh cho chế luôn và sang qua học chữ Việt. Từ đấy, chế với tên Dương thị Ngọc, chứ tên đúng của chế theo tiếng Tàu, là Dương Huệ Phương. 

Là con chú, con bác nhưng hai chị em rất thân thiết và yêu thương nhau như chị em ruột. Chế bảo bọc tôi như người chị cả. Có lần, trời mưa dầm mấy hôm liền làm cho những bộ đồng phục của tôi bị dơ cả. Chế phải lui cui đem ngâm, giặt và ủi cho đến khô để kịp buổi học sáng hôm sau của tôi. Chế là điểm tựa của tôi những lúc xa nhà. 

Những tháng hè, lúc tôi vui vẻ về với gia đình thì chế tự kiếm tiền bằng cách: nhận dán bịt giấy, tách nhặt những bông nhài dùng ướp trà ra khỏi đống trà, đập đậu phộng lấy hạt. Chế làm thêm là để dành dụm tiền dù bác cả đã lo cho chế đầy đủ. Tôi học ở chế tính tự lập từ rất sớm. Cho đến khi tôi lập gia đình, vì cuộc mưu sinh, mỗi người mỗi việc, chị em ít khi gặp nhau. Chế vẫn sống độc thân và lại lo cho các cháu. Sau nầy, khi cô tư và cô Út đi nước ngoài, việc chăm sóc bà nội được giao về cho chế và chế đã chu toàn bổn phận đến lúc bà nội qui tiên.

Còn nhớ, những buổi trưa nườc lớn, hai chị em rủ Khánh Tường, Khánh Hồng cùng nhau xuống kinh Ông Cò ngụp lặn. Có lần bị hụt chân, nếu không có chế kịp kéo lên thì tôi chắc đã không còn. Rồi những buổi sáng, hai chị em dắt nhau ra Chợ Cá, ngồi xổm dưới đất ăn bún nước lèo. Học sinh thời đó ai mà không từng ăn cái món nầy, có khi ăn một trận hai ba tô liền đầy cả cái bụng. Món nầy nấu theo kiểu của người Miên, bún cọng nhỏ, chén nước mắm trong cùng ớt hiểm, nước lèo nấu bằng những con cá nhỏ đã xốc sạch xương, đựng trong những cái nồi om đất nung, luôn đặt trên bếp lửa để khi ăn chan vào cho nóng. Mỗi tô chỉ có 5 cắc thôi mà no bụng và ngon vô cùng, chắc nhờ có nêm “bồ hóc”, loại mắm đặc trưng của người Kmer ?. 

 
Dẫu hoàn cảnh và thời gian có làm chị em xa cách, nhưng trong lòng vẫn không quên hình ảnh chị em tay trong tay, đứng xếp hàng trước cửa rạp hát Lạc Thanh để chờ vào xem phim ca nhạc Ấn Độ ”Con thơ trên dòng suối”, hoặc những đêm mưa, nằm nghe kể chuyện Tam Quốc, truyện mà chế đã đọc được trong những ngày tôi về quê nghỉ hè.

 
Những kỉ niệm cũ chợt hiện về dù đã quá năm mươi năm. Chế ơi! em thương chế lắm !

Tân Châu 20-6-2010
VÂN KHANH

23 thg 6, 2010

Cây viết chủ lực bắt đầu viết lại

Nguyen,
Che ve Tan Chau hon tuan nay, moi bat dau viet lai. Vi chua co tron nen con hoi cham,  cho day.
Che Khen.

19 thg 6, 2010

QUỐC LỘ 14 KÝ SỰ

1 PHẦN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH - Đằng Phương


Dốc Đầu Lâu, hay còn được gọi là điểm Cao 601 cách Thành phố Kon tum chừng hơn 15 cây số về phía bắc.Địa danh nầy được hình thành khoảng từ sau 1972 khi quận lị ĐăkTô đã đã được giải phóng đến sau ngày ký Hiệp định Pa ri khu vực Điểm cao 601, là vùng tranh chấp dữ dội . Tại đây đã diễn ra nhiều trận đánh gay gắt quyết liệt.


Am trên đỉnh dốc

Ngày xưa người Ba Na bản địa vùng này gọi địa danh đó là K'Rang Loong Phă, (nghĩa là dốc có nhiều cây gỗ Trắc ;Loong phă là gỗ trắc) và Điểm cao 601 là thuật ngữ quân sự gọi cứ điểm quân sự của địch trên đồi K'Rang Loong Phă. Cho đến đầu năm 1972, điểm cao vẫn là một chốt điểm quân sự quan trọng của địch, gồm có trận địa pháo binh và xe tăng được bố trí trên hai mỏm đồi hình yên ngựa.

Phía Bắc có đồn Bảo an Hà Mòn do tiểu đoàn Bảo an số 23 đóng giữ có xe thiết giáp tăng cường. Phía có Sở chỉ huy Lữ đoàn dù 3, trận địa pháo lớn, xe tăng, xe bọc thép chốt giữ. Ngoài ra còn có các trận địa pháo, đồn Bảo an của QL VNCH ở rải rác chung quannh.Với vị trí chiến lược quân sự quan trọng, chiếm được điểm cao 601 là khống chế được phần lớn thị xã Kon Tum cũng như toàn bộ vùng Đăk Tô - Tân Cảnh. Chiếm được Điểm cao 601 là làm chủ được hoàn toàn con đường chiến lược 14, đoạn phía bắc Tây Nguyên. Nhận rõ được tầm quan trọng của Điểm cao 601, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam quyết tâm đánh chiếm, về phía Quân Lực VNCH cố trấn giữ .

Tháng 4 năm l972 trên đường triệt thoái về cố thủ Kontum, Quận lực VNCH bị phục kích tại đây, tất cả lực lượng bị tiêu tán sạch, chỉ sóng sót vài chục người . Sau ngày giải phóng miền Nam (1975), những xác chết chỉ còn trơ lại đầu lâu và xương cốt. Người qua lại đây, tự ý gom nhặt, đem lên đỉnh dốc chất thành từng đống rồi nhặt những cục đá xung quanh kè lại để không bị mưa gió cuốn trôi .nên người ta gọi đó là dốc Đầu lâu.


Xung quanh địa danh nầy người dân ở đây lưu truyền nhiêu câu chuyện hư thực:Có một người đàn ông có vóc dáng lùn và thường đi chiếc hon đa 67 nên người dân ở đây gọi ông với biệt danh “ông hon đa 67” “ông lùn 67” đi buôn bán ở miệt trên hàng ngày khi về ngang qua đây thường dừng lại gom nhặt đầu lâu , hài cốt chất thành đống lấy đá đè lên rồi thắp nhang , có thể là do ông thương cảm tình đồng loại, và cầu mong các vong hồn đó phù hộ cho việc làm ăn,buôn bán.

Có người lại kể ông ta lên đây nhặt phế liệu chiến tranh, nghe nói ông trúng lớn vì nhặt được nhiều đồ trang sức ,vàng ,tiền ,và đô-la còn sót lại nên bỏ công thu gom các hài cốt ,chất thành những ngôi mộ đá.Có người ngờ rằng ông là một trong những người lính ngụy Sài Gòn may mắn sống sót trong trận giao tranh hai ngày hai đêm với quân Giải phóng .Còn nhiều lời đồn đại ma mị li kỳ khác nữa , thực hư không biết thế nào ,nhưng ít lâu sau tại đỉnh Dốc Đầu Lâu xuất hiện một cái am thờ ,có tấm bia khắc 4 chữ "Đồng sanh lạc quốc" (Xem ảnh) nghe kể ông “ông lùn 67” cho xe chở gạch, cát xi măng lên xây cái am này và từ khi xây xong am đến nay, mọi người không ai còn gặp mặt ông ta nữa.Cái am nầy nghe đồn rất thiêng , dân làm ăn buôn bán và cánh lái xe khi ngang qua đều xuống thắp nhang cúng lễ.Điều lạ là đã có nhiều vụ lật xe ở đây nhưng hình như không gây chết người nào.

Giờ đây Dốc Đầu Lâu ,điểm cao 601 đã được UBND tỉnh Kon Tum xếp hạng Di tích cấp tỉnh. Khu vực nầy đã nằm trong quy hoạch của huyện và của tỉnh về một vùng sinh thái văn hóa và phát triển kinh tế nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh ngang qua.
Đằng Phương

Cảm ơn Bộ GD&ĐT đã tăng lương GV gấp 2,1 lần !

Dẫu sao cũng phải cám ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tăng lương cho chúng ta gấp 2,1 lần so với năm 2006. Thế là chúng ta có thể cố mà sống bằng đồng lương của chính mình, chứ không phải bằng lương của… ai khác.
Xin giới thiệu bài viết của thầy Văn Như Cương về vấn đề lương giáo viên hiện nay, thể hiện quan điểm riêng của một nhà giáo lâu năm về vấn đề này.

Dẫu sao cũng phải cám ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tăng lương cho chúng ta gấp 2,1 lần so với năm 2006. Thế là chúng ta có thể cố mà sống bằng đồng lương của chính mình, chứ không phải bằng lương của… ai khác.

Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của thầy Văn Như Cương về vấn đề lương giáo viên hiện nay, thể hiện quan điểm riêng của một nhà giáo lâu năm về vấn đề này.
Mấy năm trước, các nhà giáo chúng ta rất phấn khởi khi Bộ GD&ĐT tuyên bố “năm 2010 giáo viên có thể sống bằng lương của mình”. Tuy vậy, có người tin, có người không tin…

Bây giờ đã là giữa năm 2010. Vừa rồi đại biểu quốc hội đã chất vấn Bộ GD&ĐT về vấn đề này và Bộ đã trả lời: So với năm 2006 thì tiền lương giáo viên năm 2010 đã tăng lên gấp 2,1 lần. Ví dụ một Giáo viên tốt nghiệp Đại học ra trường năm 2010 có mức lương 2.306.000 đ. Nếu có thâm niên 10 năm thì mức lương là 3.300.000 đ.

Có giáo viên cho rằng với mức lương như thế cũng sống được, cũng có người cho rằng không sống được…

Thưa các thầy cô giáo mới ra trường!

Theo thiển ý của tôi thì các thầy cô hoàn toàn có thể sống bằng mức 2.306.000đ/tháng, nếu biết cách ăn tiêu cho khoa học, theo truyền thống thắt lưng buộc bụng... Sợ các thầy cô còn trẻ quá chưa có kinh nghiệm quản lí quỹ lương của mình, nên tôi muốn các thầy cô đọc mấy lời khuyên sau đây của tôi, một nhà giáo già có kinh nghiệm lâu năm trong việc sống bằng lương thầy giáo:

Trước hết, về nhu cầu ăn, chúng ta cần thấm nhuần câu cách ngôn tuyệt vời: “Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn”. Chúng ta có thể ăn ngày ba bữa: buổi sáng 5 ngàn, buổi trưa 10 ngàn, buổi tối 10 ngàn. Thế là một ngày chi cho việc ăn là 25 ngàn, một tháng vị chi là 750.000 đ. Như thế cũng là khá lắm rồi, nếu chúng ta biết rằng nhiều nhà máy cho công nhân ăn bữa trưa một bát mì giá chỉ 5 ngàn mà thôi.

Tuyệt đối không nên uống bia, uống rượu vì rất tốn tiền, rất có hại cho sức khỏe, và nhất là rượu vào lời ra ảnh hưởng đến tư thế tác phong của thầy giáo. Tốt nhất là uống nước đun sôi để nguội, mát mẻ và vệ sinh lắm.

Sau chuyện ăn uống là chuyện ở. Cũng nên nhớ là “ăn hết nhiều chứ ở thì hết bao nhiêu” để mà đừng chi quá nhiều cho chuyện ở. Nếu chưa có nhà ở thì cố nhiên tạm thời phải đi thuê, rồi ta sẽ góp tiền dần dần để mua nhà giá rẻ. Cố tìm mà thuê lấy một căn phòng bình dân với giá khoảng 1 triệu đồng một tháng, nhưng nên rủ thêm một thầy giáo cùng giới ở chung cho vui, cho có bạn cùng đàm đạo nhân tình thế sự. Vậy là ta chỉ tốn 500.000đ cho khoản ở.

Về phương tiện sinh hoạt và làm việc thì cũng nên mua lấy cái quạt, nhưng đừng cho nó chạy nhiều quá, phải chú ý đến tiền điện. Khoản tivi thì có thể xem nhờ nhà nào đó nếu người ta dễ tính và mến khách. Máy vi tính thì cố gắng chờ đợi, tôi tin chắc rằng đến một lúc nào đó, Bộ sẽ phát không cho thầy giáo mỗi người một cái (hôm nay đọc báo, thấy học sinh tiểu học ở Urugoay được phát không máy tính rồi). Còn khoản điều hòa nhiệt độ thì đừng nghĩ đến, đó là chuyện dành cho tương lai. Nên cố gắng chỉ chi khoảng 100.000 đ cho tiền điện, tiền nước, tiền bột giặt, xà phòng tắm, xà phòng đánh răng…

Vấn đề trang phục nên hết sức giản dị, không nên chạy theo thời trang; nhà giáo thì phải ăn mặc đứng đắn để làm gương cho học sinh. Nên mặc quần áo mầu sẫm để đỡ tốn bột giặt. Giầy dép, áo vét , áo da… nên mua hàng Tàu giá rất rẻ so với hàng Việt.

Nếu chưa có xe máy thì đừng mua vội. Xe đắt mà giá xăng tăng theo tốc độ lớn hơn lương tăng. Nên mua vé ô tô tháng để đi dạy, chỉ dăm chục chục ngàn một tháng là nhiều. Nếu không tiện thì nên mua một cái xe đạp Xuân Hòa, đi làm bằng xe đạp là cách tập thể dục tốt nhất.

Đừng mua sách, mua báo làm gì, đến trường tranh thủ vào thư viện mà đọc báo ngay ở đó, còn sách thì mượn về nhà mà đọc.

Đừng mua vé xem phim, xem kịch, mất thì giờ vào trò nhảm nhí, nhố nhăng… lại khổ vì nóng nực và đông người.

Có đám tang thì nên đi vì nghĩa tử là nghĩa tận, còn đám cưới thì cố mà trốn (lấy cớ là bận dạy, hoặc bận đi họp, hoặc phải về quê…). Một tháng mà đi dự vài ba tiệc cưới là tiêu đời rồi đó.

Một điều hết sức quan trọng là hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe bằng cách sống điều độ và thanh đạm. Cương quyết “nói không” với đau ốm, bệnh tật…, “nói không” với bệnh viện, với bác sĩ với thuốc men…. Nếu không “nói không” như thế thì khó mà sống bằng lương.

Với cách phân bổ quỹ luơng như trên, tính toán lại tôi thấy mỗi tháng các thầy giáo mới ra trường sẽ phải chi không đến 2 triệu đồng, vẫn còn thừa ba đến bốn trăm ngàn đồng để gửi vào sổ tiết kiệm và mua vài cái vé sổ số…

Cố nhiên tính toán trên chỉ đúng đối với các thầy cô giáo chưa xây dựng gia đình, chưa có con cái, không phải nuôi bố mẹ già đau ốm, không phải giả tiền vay của nhà nước để học đại học, không phải đóng học phí cho em…

Đối với các trường hợp sau thì phải điều chỉnh cho phù hợp hoàn cảnh thực tế. Chẳng hạn ăn sáng thì có thể xơi vài củ khoai lang, bắp ngô luộc, hoặc cùng lắm là một gói mì ăn liền; hai bữa ăn trưa và ăn chiều có thể giảm từ 15 ngàn xuống 10 ngàn… có nghĩa là “liệu cơm mà gắp mắm”.

Dẫu sao cũng phải cám ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tăng lương cho chúng ta gấp 2,1 lần so với năm 2006. Thế là chúng ta có thể cố mà sống bằng đồng lương của chính mình, chứ không phải bằng lương của… ai khác.

8 thg 6, 2010

Xem bài nhà văn Viết Đào viết về Đỗ Việt Khoa

THẦY KHOA ĐẦU HÀNG HAY THẦY NHÂN RÚT LUI

3 thg 6, 2010

Thơ tếu siu tầm

Lâu quá không có bài viết nào, nên đăng thơ tếu sưu tầm:

60 là tuổi dậy thì
70 là tuổi bước đi vào đời
80 là tuổi ăn chơi
90 là tuổi cuộc đời nở hoa

Bách niên chưa hẳn đã già
So ông Bành Tổ vẫn là trẻ con
Nhập Phần còn lại ở đây