QuocHung's Blog
28 thg 9, 2010
27 thg 9, 2010
Bài tham luận của 7 Hùng
Thăng Long – Hà Nội trong sáng tác của một số nhà văn dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam (1954 – 1975)
26 thg 9, 2010
Hội yến Diêu Trì Cung
Nơi tổ chức Hội yến |
25 thg 9, 2010
Dinh Cô, Long Hải - Vũng tàu
Đồi Dinh Cô nhìn qua Vũng tàu |
Hai vợ chồng du lịch bụi ở Tây Ninh, đoàn hành hương lại ghé Long Hải (gần Dinh Cô) tắm biển 1 buổi - nên chộp mấy tấm hình sáng sớm ở đây.
Vì sớm quá chưa quét dọn nên bãi biển còn rác, không sạch lắm, lát sau có một đội công nhân xuống làm vệ sinh sạch sẽ bãi biển.
24 thg 9, 2010
Trúc Quân múa Trung thu
22 thg 9, 2010
Thư gửi con - Thúy Huệ
Mới đi Tây Ninh về, thấy bài viết của Út Huệ gửi con trai, nên đưa lên ngay cho kịp Trung thu cho bé Duy xem. Hình ảnh mai sẽ up lên ngay. Cậu 5.
======================
Còn vài ngày nữa là tới Trung thu. Trung thu năm nay, con không cùng cả nhà ăn bánh (mẹ nhớ con rất thích ăn bánh dẻo: đậu xanh, khoai môn, sữa dừa... loại nào con cũng thích), không biết con có buồn không? Tự nhiên mẹ thấy nhớ con quá, con trai của mẹ! Đêm nay không ngủ được, mẹ lại nhớ mọi chuyện về con...
Con thương, vậy là con đi học xa nhà đã gần một năm. Mẹ nhớ, lúc con mới vào học lớp sáu trường Nguyễn Gia Thiều, một hôm đi học về, con nói Trường có tổ chức hội thảo học bổng du học để tư vấn cho học sinh (đó là năm đầu tiên trường NGT liên kết với NUS High school), con muốn tham dự nên lên văn phòng xin giấy thông báo. Cầm tờ thông báo con đưa, mẹ nói đùa: "mới lớp sáu mà con tính du học sao?" Nói vậy thôi chứ Ba Mẹ rất vui vì điều này! Đến ngày hội thảo, Mẹ đi cùng con. Vô hội trường, nhìn chung quanh thấy toàn học sinh lớp lớn, đa số là lớp 9, Mẹ sợ con ngại nhưng hình như con không chú ý điều này. Cuối buổi hội thảo, hai mẹ con đến bàn tư vấn, hỏi chi tiết để đăng ký cho con học, khi biết con đang học lớp sáu, mấy cô cười bảo: "Con còn nhỏ lắm, hẹn con hai năm nữa". Hôm đó Trường NGT giới thiệu hai học sinh được học bổng ( ngồi phía trên, đối diện với học sinh để giao lưu). Con nói: nhìn anh,chị đó thấy hay hay, chắc phải học giỏi lắm! Mẹ hỏi: "nếu con được như vậy,con có dám đi học xa nhà 4 năm không?" Con cười cười: "dạ dám!". Mẹ thầm nghĩ, nếu được như thế thì sung sướng nào bằng! Rồi ngày tháng qua đi, chuyện học hành chiếm hết thời gian của con. Ban ngày, con bận học ở trường, học đội tuyển Toán của Quận. Buổi tối, con phải đi học thêm ngoài quận 1 (đi về gần 15km), chuyện ăn cơm trên xe là thường xuyên. Vì vậy, con không còn thời gian học thêm ở Trung tâm để chuẩn bị cho kỳ thi học bổng.
18 thg 9, 2010
KÍ ỨC MÙA TRUNG THU
Hàng năm, vào đêm rằm tháng tám, má tôi đều cúng Trung Thu, lũ trẻ con chúng tôi thì gọi là cúng Trăng. Vừa chạng vạng là má đã bày chiếc bàn ra trước hiên, vì ở phố lầu nên chẳng có sân. Trên bàn gồm có : một cái chưng hương, hai cây đèn cầy, bánh in, bánh trung thu, một củ khoai cau hấp chín chẻ làm đôi, một trái dừa tươi vạt miệng, một trái bưởi, một chiếc gương soi thả vào trong chiếc thau đựng nước, ba chung trà nóng. Với tôi, ấn tượng nhất là cái bánh in và cây đèn cầy. Cây đèn cầy số 1, to muốn lớn hơn cườm tay của tôi, so với cây đèn cầy cỏn con trong chiếc lồng đèn giấy là đủ biết cây đèn cầy ấy to đến cở nào qua cái nhìn của một đứa trẻ con chừng hơn tám tuổi như tôi. To thật là to! Còn cái bánh in nữa, nó cũng lớn lắm, choán cả trên cái đĩa lớn nhất đặt giữa bàn. Trên chiếc bánh, hình chị Hằng đang cầm quạt, múa lượn, bay bay trong chín tầng mây. Gương mặt đẹp dịu hiền, tay đưa cao với tà áo rộng phất phơ, người uyển chuyển sinh động như người thật vậy. Những miếng mức bí trắng ngà, trong suốt, mọng đường được chèn đặt vòng quanh làm nhân bánh, trông thật bắt mắt. Ngày nay, có bánh in nhân đậu xanh, hạt sen, khoai cau. . .đủ thứ nhưng sao tôi vẫn thích bánh in nhân mức bí ngày xưa.
15 thg 9, 2010
Điện thoại đêm - Vân Khanh
14 thg 9, 2010
BẠCH VÂN CƯ SĨ TRẠNG TRÌNH
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người tới chốn lao xao.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585): Quê ở làng Trung Am huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là làng Trung Am xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sinh trưởng trong một danh gia vọng tộc, thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm Quận công Nguyễn Văn Định; thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lan, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã tiếp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương.Nguyễn Bỉnh Khiêm được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Lê-Mạc phân tranh (1) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam mà người đời gọi là Sấm Trạng Trình (2).